10+ cách trị nứt nẻ gót chân tự nhiên tại nhà đơn giản và hiệu quả nhất

Những vết nứt gót chân luôn khiến cho các chị em ngao ngán bởi sự mất thẩm mỹ cùng những bất tiện nó mang lại. Đừng lo, bài viết chủ đề “Trị nứt gót chân” dưới đây sẽ giải quyết nỗi ngao ngán ấy giúp bạn.

Nguyên nhân khiến cho gót chân nứt nẻ

Có thể điểm ra một vài nguyên nhân chính sau:

  • Da vùng gót chân bị khô do không được cung cấp đủ nước, chất dinh dưỡng

Uống nhiều nước mỗi ngày là thói quen tốt nhưng không phải ai cũng làm được. Khi uống quá ít nước, cơ thể không đủ nước để phân bố đến các cơ quan ngoại vi, trong đó có vùng gót chân. Do đó gót chân dễ bị khô da, hình thành nên các vết nứt.

Chế độ ăn hàng ngày cũng có vai trò cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết để chăm sóc làn da, ảnh hưởng không nhỏ đến sự nứt nẻ ở gót chân.

  • Gót chân chịu áp lực lớn trong thời gian dài

Khi đứng, cơ thể phải tác động toàn bộ áp lực lên bàn chân mà mạnh nhất là ở gót. Làn da rất mỏng, nếu đứng trong một thời gian dài sẽ có hiện tượng chai sần, thô ráp, dẫn đến nứt gót.

  • Có bệnh lý về da

Những người có bệnh lý ngoài da như viêm da, vảy nến khiến da bị tổn thương nhiều, ảnh hưởng đến da vùng gót chân. Kết hợp với việc da không được chăm sóc khiến da càng thô cứng, nứt nẻ.

Khi thời tiết hanh khô hay trở lạnh, các bệnh lý về da thường nặng hơn, tình trạng nứt da càng rõ rệt.

  • Sai lầm trong cách mang giày dép

Chọn giày dép quá kích thước chân khiến bàn chân không được cố định khi đi đứng mà thường dồn về một phía cản trở máu lưu thông, không cung cấp được đến gót chân. Còn khi đi giày dép quá chật, quá cứng gót chân phải cọ sát nhiều, lâu ngày da sẽ sưng rộp, nứt nẻ.

Cách mang giày dép bị sai
Cách mang giày dép bị sai

Giày cao gót là một “vũ khí lợi hại” của phái đẹp, nhưng chính những đôi giày càng cao, càng nhỏ gọn lại vô tình làm xấu gót chân nếu bạn sử dụng quá thường xuyên hay đi sai cách.

Ngoài ra thời tiết khô, chân không được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên cũng có thể khiến gót chân nứt nẻ.

Tác hại của nứt nẻ gót chân

Nứt gót chân là một tình trạng khá phổ biến với những tác hại dễ nhận thấy:

  • Gây mất thẩm mỹ: có lẽ sẽ không ai muốn để lộ ra gót chân khô ráp, nứt nẻ. Người luôn phải che giấu sẽ mất sự tự tin trong giao tiếp, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, công việc.
  • Ảnh hưởng đến sinh hoạt: Tình trạng nứt nẻ sẽ làm căng da, đôi khi chảy máu gây đau đớn dẫn đến hạn chế vận động, trì trệ công việc.
  • Da tổn thương tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm trùng, nhiễm nấm da.

Tổng hợp 10+ cách trị nứt nẻ gót chân tại nhà đơn giản và hiệu quả nhất

Da vùng gót chân rất dễ nứt nẻ nhưng có thể hồi phục nhanh chóng chỉ bằng các biện pháp điều trị đơn giản và hiệu quả tại nhà. Dưới đây tổng hợp 10+ cách, bạn có thể tham khảo áp dụng.

Trị nứt nẻ gót chân với công thức sử dụng các loài dầu thực vật

Dầu thực vật có nhiều dưỡng chất hiệu quả trong phục hồi da nên được sử dụng trong trị nứt nẻ gót chân phổ biến.

Cách trị gót chân nứt nẻ bằng dầu dừa

Lượng vitamin E dồi dào trong dầu dừa có tác dụng dưỡng ẩm tốt, giữ cho da không bong tróc, nứt nẻ.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị chậu nước ấm (nhiệt độ vừa phải, quá nóng càng làm khô da), ngâm chân trong vòng 10 phút cho mềm da.
  • Nhẹ nhàng lau khô chân.
  • Thoa dầu dừa lên vùng gót chân bị nứt, massage vài phút.
  • Lặp lại mỗi tuần 1-2 lần.

Cách trị gót chân nứt nẻ bằng dầu mè

Dầu mè chính là chất tẩy da chết tự nhiên, loại bỏ các mảng da chai sần, bong tróc. Ngoài ra dầu mè cũng giúp dưỡng ẩm, làm mềm da giúp gót chân mịn màng hơn.

Trị gót chân nứt nẻ bằng dầu mè như sau:

  • Ngâm chân 10 phút trong nước ấm rồi lau khô.
  • Bôi dầu mè và massage đều tại vùng da nứt trong 5 phút đến khi thấm đều, mềm da.
  • Thực hiện 1-2 lần mỗi tuần đến khi da được cải thiện.

Yến mạch và dầu jojoba- công trị nứt gót hiệu quả

  • Dầu jojoba là dầu thực vật có thể chưa được sử dụng phổ biến, nhưng ít ai biết nó có thể kết hợp với yến mạch trị nứt gót rất hiệu quả.
  • Bạn chỉ cần trộn yến mạch với dầu jojoba thành hỗn hợp sệt, sau đó thoa lên gót chân và massage nhẹ nhàng (nên ngâm chân trước khi thoa).
  • Thực hiện đều đặn để nhanh chóng loại bỏ các vết nứt.

Điều trị chứng nứt gót với dầu oliu

Trị nứt chân bằng dầu Oliu
Trị nứt chân bằng dầu Oliu

Ngoài tác dụng loại bỏ tế bào chết, cung cấp vitamin và giữ nước để làm mềm da gót chân, dầu oliu còn diệt khuẩn hiệu quả, giảm tình trạng viêm nhiễm tại các khe nứt.

Ngoài cách thoa trực tiếp sau khi ngâm chân trong nước ấm, bạn có thể trị nứt gót với dầu oliu theo cách sau:

Trị nứt nẻ gót chân bằng dầu thầu dầu

Dầu thầu dầu có khả năng giữ nước, làm mềm da nên được dùng trị nứt nẻ gót chân hiệu quả. Tác dụng kháng khuẩn của dầu thầu dầu cũng giúp tiêu diệt vi khuẩn, nấm kí sinh ở khe nứt gót chân.

Bạn thực hiện tương tự như các cách sử dụng dầu thực vật kể trên:

  • Làm mềm gót bằng cách ngâm chân 10 phút trong nước ấm, lau sạch
  • Thoa dầu thầu dầu và massage trong 5 phút (hoặc đeo tất qua đêm).
  • Thực hiện đều đặn mỗi tuần 1-2 lần.

Trị nứt gót dứt điểm với dầu tràm trà

Được biết đến với công dụng điều trị vết thương hở, kháng khuẩn, làm dịu da tốt nên dầu tràm trà có thể trị dứt điểm nứt gót.

Cách làm tham khảo:

  • Chuẩn bị chậu nước ấm, thêm dầu tràm trà vừa đủ.
  • Ngâm chân trong khoảng 10 phút.
  • Lau khô.
  • Có thể thoa một lớp kem dưỡng ẩm để tăng hiệu quả.
  • Ngâm chân hàng ngày.

Trị nứt nẻ gót chân bằng ngò tây

Ngò tây chứa nhiều dưỡng chất: vitamin C, vitamin K, kích thích tái tạo collagen, giúp da nhanh chóng tái tạo sau tổn thương, làm liền vết nứt, mịn màng da.

Hàng ngày, bạn ngâm chân với nước ngò tây trong 15-20 phút, có thể trực tiếp cắt nhỏ ngò tây bỏ vào chậu nước ấm, hoặc đun nước ngò tây đến nhiệt độ vừa phải. Sau một thời gian tình trạng gót chân nứt nẻ sẽ được cải thiện trông thấy.

Trị nứt gót tại nhà với hoa cúc

Hoa cúc cũng là một trong những nguyên liệu tự nhiên dùng để trị nứt gót. Nhờ tính chất chống oxy hóa, hoa cúc giúp ngăn chặn quá trình lão hóa da, làm dịu các vết nứt thô ráp hay vùng da kích ứng ở gót chân.

Cách làm rất đơn giản:

  • Chuẩn bị nước ấm, hoa cúc
  • Rửa sạch chân
  • Cho hoa cúc vào nước ấm, ngâm chân trong 15-20 phút.
  • Ngâm chân mỗi ngày.

Sử dụng giấm táo điều trị nứt nẻ gót chân

Trị nứt gót chân bằng giấm táo
Trị nứt gót chân bằng giấm táo

Giấm táo có độ acid thích hợp có thể tiêu diệt vi khuẩn, nấm ở vùng gót chân tổn thương và giúp da mềm mại hơn.

Bạn chuẩn bị nước ấm, pha với giấm táo, tỉ lệ thích hợp nhất là 1 giấm táo : 4 nước ấm. Sau khi ngâm chân trong 15-20 phút, bạn chà nhẹ gót chân để tẩy tế bào chết, rồi rửa sạch lại là xong. Với cách này bạn nên thực hiện 2-3 ngày 1 lần.

Cách trị gót chân bị nứt nẻ bằng Basking-soda

Một trong rất nhiều những công dụng của Basking soda là trị gót chân bị nứt nẻ, không những đạt hiệu quả cao lại rất an toàn.

Các bước thực hiện:

  • Chuẩn bị nước ấm, hòa basking soda theo tỉ lệ khoảng 1 thìa basking soda cho 1 – 1,5 lít nước.
  • Ngâm chân trong thời gian 15-20 phút
  • Massage vùng chân nứt nẻ
  • Rửa sạch, lau khô.
  • Có thể dùng thêm kem dưỡng ẩm.

Điều trị nứt nẻ gót chân bằng vỏ dứa

Vỏ dứa sau khi được cắt lát mỏng, đắp lên gót chân trong 10-15 phút là một cách có thể thực hiện để điều trị nứt nẻ. Bởi lẽ dứa chứa nhiều vitamin C cùng chất tăng sinh collagen, giữ cho da khỏe mạnh.

Cách trị nứt gót chân bằng chuối và bơ

Chuối và bơ là 2 loại quả chứa nhiều chất dinh dưỡng, giàu các vitamin B, E, dưỡng ẩm và làm mềm da nứt nẻ hiệu quả.

Bạn làm theo các bước:

  • Xay nhuyễn 1 quả chuối cùng nửa quả bơ thành hỗn hợp sệt.
  • Rửa sạch chân rồi lau khô
  • Đắp hỗn hợp lên gót chân, cố định bằng khăn trong 15-20 phút.
  • Dùng nước ấm rửa sạch lại lần nữa.

Listerine và giấm- trị nứt gót đơn giản và nhanh chóng

Hai thành phần chính là thymol và cồn trong Listerine giúp kháng khuẩn, trị nấm kết hợp với giấm làm mềm da, thành hỗn hợp trị nứt gót dễ dàng, nhanh chóng.

Bạn trộn Listerine, giấm, nước lọc theo tỉ lệ 1:1:2 để ngâm chân trong 15-20 phút, rồi nhẹ nhàng massage loại bỏ lớp da chết. Sau khi dùng Listerine, dùng thêm kem dưỡng ẩm để tránh da bị khô.

Cách trị gót chân nứt nẻ bằng mật ong

Trị nứt gót chân bằng mật ong
Trị nứt gót chân bằng mật ong

Mật ong cung cấp dưỡng chất cho da, lại có tính kháng khuẩn, dưỡng ẩm tốt nên có thể dùng  trị gót chân nứt nẻ theo các bước:

Điều trị nứt nẻ gót chân bằng cách sử dụng đu đủ

Vitamin E trong đu đủ có tác dụng hiệu quả trong điều trị nứt gót chân bởi có thể dưỡng ẩm tốt, giúp tái tạo da nhanh chóng làm liền các khe nứt, cải thiện tình trạng da thô ráp.

Để hấp thu nhiều chất nhất, bạn nên gọt vỏ đu đủ, đem xay nhuyễn rồi đắp trực tiếp lên vùng gót nứt nẻ và giữ trong 15-20 phút. Sau đó chỉ cần rửa sạch lại bằng nước ấm. Kiên trì áp dụng 1-2 lần mỗi tuần, gót chân bạn sẽ khác trông thấy.

Kem đánh răng có trị được nứt gót chân không ?

Tùy từng người sử dụng mà kem đánh răng có tác dụng tốt hay không cải thiện gì trong trị nứt gót chân. Tác dụng này cũng chưa được kiểm chứng. Tuy nhiên, với nguyên liệu sẵn có, cách thực hiện đơn giản và an toàn, bạn có thể thử áp dụng, biết đâu mang lại hiệu quả bất ngờ.

Cách làm:

  • Ngâm chân với nước ấm và lau khô.
  • Thoa kem đánh răng lên gót, massage
  • Để qua đêm và rửa sạch lại.

Cách phòng tránh bị nứt nẻ gót chân

Có thể thấy, gót chân cũng phải được chăm sóc để không dẫn đến tổn thương. Bên cạnh đó, bạn cần phòng tránh những điều sau để bảo vệ gót chân cũng như đôi bàn chân của mình:

  • Sử dụng kem dưỡng ẩm cho gót chân, đặc biệt vào mùa hanh khô.
  • Vệ sinh gót sạch sẽ kết hợp với tẩy da chết thường xuyên.
  • Mang giày dép đúng kích thước, chất liệu mềm, thoải mái. Nên mang tất khi đi giày.
  • Uống nhiều nước.
  • Tập thói quen ngâm chân.

Như vậy, trị nứt gót chân không hề khó khăn, bạn nên áp dụng để luôn giữ cho mình một bàn chân mịn màng.

Tìm hiểu thêm: Các bước chăm sóc da mặt cơ bản hàng ngày cho người mới bắt đầu

BÌNH LUẬN (1)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *