Bệnh nấm da đầu vẫn luôn là niềm trăn trở của các chị em thời hiện đại do ô nhiễm môi trường, khói bụi, khí hậu nóng ẩm khiến cho các loài vi nấm phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Thấu hiểu nỗi lo đó, hôm nay chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu hơn về căn bệnh này cũng như các cách trị nấm da đầu bằng phương pháp hoàn toàn tự nhiên, an toàn mà hiệu quả.
Mục lục
- 1 Bệnh nấm da đầu là gì?
- 2 10 cách trị nấm da đầu bằng phương pháp tự nhiên
- 2.1 Trị nấm da đầu bằng lá trầu không
- 2.2 Mẹo trị nấm da đầu bằng muối
- 2.3 Mẹo trị nấm da đầu bằng chanh tươi
- 2.4 Công thức trị nấm da đầu từ bồ kết
- 2.5 Trị nấm da đầu bằng lá ổi non
- 2.6 Mẹo trị nấm da đầu bằng đu đủ
- 2.7 Loại bỏ nấm da đầu bằng vỏ bưởi
- 2.8 Trị dứt điểm nấm da đầu bằng cây hương nhu
- 2.9 Cách trị dứt điểm nấm da đầu bằng cỏ mần trầu
- 2.10 Bài thuốc chữa nấm da đầu bằng cây chó đẻ
- 3 Lưu ý khi dùng phương pháp tự nhiên trị nấm da đầu.
- 4 Cách trị nấm da đầu nào đem lại kết quả nhanh nhất?
Bệnh nấm da đầu là gì?
Nấm da đầu là tình trạng viêm nhiễm, ngứa rát da đầu do các loài vi nấm khác nhau gây nên. Tùy vào từng loại nấm và tình trạng bệnh mà có những biểu hiện khác nhau như ngứa, nhiều gàu, rụng tóc, sưng da đầu, nổi mụn nước,… Thông thường, người bệnh sẽ dễ dàng quan sát hoặc cảm nhận được các mảng vảy màu trắng trên da đầu hoặc có các nốt mụn đỏ gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
Bệnh không ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng con người, tuy nhiên lại gây mất thẩm mĩ, mất tự tin cho người mắc phải, đặc biệt là phái nữ. Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị sẹo hoặc bị rụng tóc vĩnh viễn do các mô tổn thương trên da đầu tạo thành sẹo khiến tóc không thể mọc lại được. Do đó, nếu cảm thấy bản thân đang mắc phải bệnh nấm da đầu thì hãy đi gặp bác sĩ da liễu hoặc tìm hiểu các phương pháp điều trị phù hợp tránh cho bệnh tình trở nên nặng hơn.
10 cách trị nấm da đầu bằng phương pháp tự nhiên
Trị nấm da đầu bằng lá trầu không
Lá trầu trong dân gian đã được chứng minh là có tính kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt. Cao chiết lá và tinh dầu trong lá trầu không có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn và diệt được 1 số loại nấm vốn là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh nấm da đầu. Chính vì lý do đó, lá trầu không luôn được tin dùng trong việc điều trị nấm da đầu, giảm viêm, ngứa cũng như làm nhanh lành các tổn thương trên da.
Có rất nhiều cách để sử dụng lá trầu không trong việc điều trị nấm da đầu, có thể sử dụng 1 mình nó hoặc kết hợp với nguyên liệu thiên nhiên để tăng hiệu quả điều trị như muối, vỏ bưởi, chanh, bồ kết,…
Ví dụ nếu dùng nước cốt lá trầu không để làm thuốc bôi trị nấm da đầu.
Chuẩn bị:
- 10 – 20 lá trầu không tươi.
- 1 miếng vải màn sạch hoặc 1 cái rây.
Cách làm:
- Rửa sạch lá trầu không, sau đó ngâm trong nước muối khoảng 10’ để diệt sạch vi khuẩn có trên lá.
- Giã nát hoặc dùng máy xay sinh tố để xay nhuyễn lá.
- Dùng vải màn sạch hoặc rây để lọc lấy nước cốt, bỏ bã. Nếu nhiều nước cốt có thể cho vào 1 cái bình để trong tủ lạnh dùng trong ngày.
- Gội đầu thật sạch, sau đó thấm toàn bộ nước cốt trầu lên trên da đầu, thấm đều, đặc biệt là những vùng da bị nấm, có thể dùng mũ chụp đầu để ủ tóc trong khoảng 10’.
- Sau đó gội qua lại bằng nước sạch, lau khô tóc.
Ta cũng có thể kết hợp lá trầu với muối để tăng tác dụng diệt khuẩn.
Chuẩn bị:
- 5 – 10 lá trầu không tươi.
- 2 thìa muối tinh.
Cách làm:
- Rửa sạch lá trầu không để loại bỏ hết bụi bẩn.
- Hơi vò nát lá trầu rồi thả vào 1 nồi nước, đun sôi.
- Sau khi sôi khoảng 5’ – 10’ thì cho 2 thìa muối tinh vào, khuấy đều cho muối tan hết rồi tắt bếp.
- Lọc các xác lá vứt đi, giữa lại nước đun, để nguội rồi sử dụng nước này để gội đầu, có thể thêm ít nước lạnh nếu không đủ nước.
Chú ý: Khi gội đầu chỉ được mát xa nhẹ nhàng, không gãi mạnh da đầu tránh tổn thương vỡ ra, lây lan sang các vùng da lành.
Gội đầu bằng nước trầu không liên tục 2 -3 lần/ tuần để đạt được hiệu quả như mong muốn. Cần kiên trì ít nhất 4 – 5 tuần tùy vào tình trạng nặng, nhẹ của bệnh.
Mẹo trị nấm da đầu bằng muối
Muối từ xa xưa vẫn luôn được biết đến với tác dụng diệt khuẩn. Ở 1 nồng độ nhất định, nước muối có công dụng làm cho tế bào vi khuẩn bị mất nước, nhờ đó mà vi khuẩn sẽ dần dần bị tiêu diệt. Do vậy, ngoài là nguyên liệu để làm sạch hoa quả, sát trùng, chữa ho,.. thì muối có tác dụng rất tốt trong việc điều trị nấm, đặc biệt là nấm da đầu.
Chuẩn bị:
- 3 thìa muối.
- 1 chậu nước.
Cách thực hiện:
- Gội đầu thật sạch bằng dầu gội đầu và dầu xả.
- Pha 3 thìa nước muối vào chậu nước vừa chuẩn bị.
- Gội lại bằng chậu nước vừa pha, mát xa nhẹ nhà da đầu, đặc biệt là những chỗ có nấm.
- Dùng mũ chụp đầu để ủ tóc trong khoảng 10’ – 15’.
- Sau đó, gội lại bằng nước sạch.
Làm thường xuyên liên tục 3 – 4 lần/ tuần trong vòng 4 – 5 tuần tùy vào tình trạng bệnh.
Phương pháp dân gian này chỉ áp dụng trong giai đoạn đầu của bệnh, khi tình trạng nhiễm nấm còn nhẹ. Đối với các trường hợp đã nhiễm nấm lâu năm, tiến triển bệnh nặng, xuất hiện những mảng vảy trắng, dày thì nên đi gặp bác sĩ da liễu để can thiệp các biện pháp điều trị sâu hơn.
Mẹo trị nấm da đầu bằng chanh tươi
Chanh tươi có tính acid do đó có tính sát khuẩn nhẹ. Ngoài ra, hàm lượng vitamin C trong chanh tươi cũng góp phần đặc trị nấm và phục hồi da đầu hiệu quả.
Chuẩn bị:
- 1 quả chanh tươi.
- Nửa bát nước sạch.
Cách thực hiện:
- Vắt quả chanh tươi vào trong bát nước sạch, gạt bỏ hạt.
- Gội sạch đầu bằng dầu gội và dầu xả thường dùng.
- Bôi hỗn hợp lên da đầu, mát xa nhẹ nhàng trong vòng 3’ – 5’.
- Có thể tiến hành ủ tóc trong vòng 10’ để hỗn hợp được thấm sâu.
- Sau đó gội lại lần nữa bằng nước sạch.
Lưu ý: Nếu da đầu có nhiều tổn thương do nấm thì nên giảm lượng chanh lại tránh bị xót da đầu hoặc sử dụng sang các phương pháp khác nhẹ nhàng hơn.
Công thức trị nấm da đầu từ bồ kết
Sử dụng bồ kết để gội đầu vẫn luôn là bài thuốc quen thuộc được lưu truyền trong dân gian để có mái tóc óng mượt, dài và đen nhánh. Bên cạnh đó, trong bồ kết còn có hoạt chất Saponin có tác dụng kháng khuẩn và kháng viêm rất tốt, các vitamin và dưỡng chất trong bồ kết cũng làm giảm các triệu chứng của nấm, kích thích mọc tóc, ngăn rụng tóc. Do đó, bồ kết cũng là nguyên liệu dân gian hữu hiệu trong việc điều trị nấm tại nhà.
Chuẩn bị:
- 7 – 8 quả bồ kết đen ( Bồ kết vàng hay xanh tác dụng không tốt bằng ).
Cách thực hiện:
- Nướng các quả bồ kết trên lửa cho tới khi có mùi thơm.
- Đập vụn các quả bồ kết vừa nướng, đun với nước sôi cho tới khi ngửi thấy mùi đặc trưng của bồ kết.
- Sử dụng nước sau khi đun để gội đầu trực tiếp hoặc dùng để ủ tóc sau khi gội đầu.
Đối với phương pháp này cần phải kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/ tuần trong vòng 4 tuần để đạt được hiệu quả như mong muốn.
Trị nấm da đầu bằng lá ổi non
Trong lá ổi non có chứa các thành phần như Tanin, Axit maslinic,.. có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Ngoài ra, tinh dầu trong lá ổi non giúp tăng cường dưỡng chất cho da đầu, kích thích mọc tóc, hồi phục sau điều trị nấm rất tốt. Do đó, sử dụng lá ổi non trong điều trị nấm cũng là 1 phương pháp dân gian hữu hiệu được nhiều người tin dùng.
Chuẩn bị:
- 1 nắm lá ổi tươi.
- Nửa quả chanh.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá ổi tươi, để khô ráo nước, dùng tay vò nhẹ cho lá hơi nát.
- Đun lá ổi tươi với khoảng 2 lít nước, đun sôi trong vòng 10’ để các tinh chất trong lá ổi tan vào trong nước.
- Lọc bỏ bã, lấy phần nước vừa đun sôi, vắt nửa quả chanh vào, thêm 1 ít muối, khuấy đều cho muối tan hết.
- Sau đó để 1 lúc cho nước nguội dùng làm nước gội đầu trực tiếp hoặc dùng để ủ tóc khoảng 10’ sau khi gội đầu. Sau khi ủ, nhớ rửa sạch lại đầu bằng nước ẩm.
Mẹo trị nấm da đầu bằng đu đủ
Papain – 1 hoạt chất có trong lá đu đủ đã được nghiên cứu có tác dụng ức chế các loại vi nấm rất hiệu quả. Do đó, việc sử dụng lá đu đủ để điều trị nấm da đầu cũng được coi là phương pháp rất đáng học hỏi.
Chuẩn bị:
- 1 quả đu đủ chín.
Cách thực hiện:
- Gọt quả đu đủ thật sạch, bỏ hạt, lấy phần thịt.
- Xay nhuyễn đu đủ rồi xoa lên mái tóc, xoa đều da đầu và xoa kĩ những chỗ có nấm.
- Mát xa da đầu trong khoảng 10’.
- Gội sạch lại mái tóc bằng dầu gội và dầu xả thông thường.
Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ tuần liên tiếp trong khoảng 4 – 5 tuần tùy theo tình trạng nặng nhẹ của bệnh.
Loại bỏ nấm da đầu bằng vỏ bưởi
Tinh dầu bưởi ngoài được biết đến với công dụng kích thích mọc tóc, giảm tình trạng gãy rụng thì còn góp phần trị dứt điểm các tế bào nấm, cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát trên da đầu do nấm gây nên.Do đó, sử dụng vỏ bưởi để trị nấm da đầu là 1 phương pháp dân gian hữu hiệu được rất nhiều chị em tin dùng.
Chuẩn bị:
- 1 quả bưởi tươi, không quá già hay quá non.
Cách thực hiện:
- Gọt vỏ quả bưởi, rửa sạch rồi đem đi phơi khô.
- Đun sôi với nước trong khoảng 10’ để tinh dầu được chiết kiệt.
- Vớt vỏ bưởi ra, để nguội rồi sử dụng nước sau khi đun để gội đầu hoặc ủ tóc sau khi gội. Mát xa nhẹ nhàng da đầu, đặc biệt là những chỗ có nấm để tinh dầu bưởi được thẩm thấu sâu vào trong da đầu.
- Sau đó, gội lại bằng nước sạch.
Thực hiện đều đặn phương pháp này 2 -3 lần/ tuần trong vòng 4 – 5 tuần để đạt được hiệu quả như mong muốn.
Trị dứt điểm nấm da đầu bằng cây hương nhu
Các thành phần có trong cây Hương Nhu như Tinh dầu methanol và nhũ tương có tác dụng kháng viêm rất tốt. Ngoài ra acid linoleic trong cây hương nhu đã được các nhà nghiên cứu chứng minh có tác dụng trong việc ức chế quá trình gây viêm. Do đó, sẽ không quá lạ lẫm nếu sử dụng cây Hương Nhu để điều trị nấm da đầu hiện nay.
Chuẩn bị:
- 150g lá cây Hương Nhu.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá cây, vò hơi nát.
- Đun sôi lá với khoảng 2 lít nước trong vòng 10’ để các dưỡng chất được chiết kiệt.
- Lọc bỏ bã lá, lấy phần nước cốt, để nguội.
- Sử dụng nước sau khi đun để gội đầu hoặc dùng để ủ tóc sau khi gội. Mát xa da đầu trong khoảng 5 – 10’ để các dưỡng chất được thẩm thấu sâu trong da đầu.
- Sau đó, gội lại bằng nước sạch.
Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ tuần trong vòng 4 -5 tuần để đạt hiệu quả tích cực.
Cách trị dứt điểm nấm da đầu bằng cỏ mần trầu
Cỏ Mần Trầu là 1 dược liệu được sử dụng rất nhiều trong dân gian nhờ chứa các thành phần như Flavonoid, β-Sitosterol,.. có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm mạnh mẽ. Do đó, việc sử dụng Cỏ Mần Trầu là nguyên liệu để điều trị nấm da đầu rất phổ biến và được nhiều người tin dùng.
Chuẩn bị:
- 150gr thân và lá cỏ mần trầu.
Cách thực hiện:
- Đem phần thân và lá của cỏ mần trầu rửa sạch, phơi khô.
- Đun sôi thân và lá với khoảng 2 lít nước trong vòng 10 – 15’ đến khi nước chuyển sang màu xanh.
- Lọc bỏ bã, lấy phần nước cốt, để nguội.
- Sử dụng nước sau khi đun để gội đầu hoặc dùng để ủ tóc sau khi gội. Mát xa da đầu trong khoảng 5 – 10’ để các dưỡng chất được thẩm thấu sâu trong da đầu.
- Sau đó, gội lại bằng nước sạch.
Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ tuần trong vòng 4 -5 tuần để phát huy được tác dụng.
Bài thuốc chữa nấm da đầu bằng cây chó đẻ
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hoạt chất Phenolic và Flavonoid có trong cây chó đẻ có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và kháng nấm rất tốt và thường được người dân sử dụng để trị các bệnh ngoài da, điển hình là bệnh nấm da đầu.
Chuẩn bị:
- 1 nắm lá chó đẻ, lá tươi không héo, sâu hay có dấu hiệu nấm mốc.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá, phơi khô.
- Đun sôi với 2 lít nước sạch trong khoảng 10’ để các dưỡng chất được chiết kiệt.
- Lọc bỏ bã, lấy phần nước cốt, để nguội.
- Sử dụng nước sau khi đun để gội đầu hoặc dùng để ủ tóc sau khi gội. Mát xa da đầu trong khoảng 5 – 10’ để các dưỡng chất được thẩm thấu sâu trong da đầu.
- Sau đó, gội lại bằng nước sạch.
Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ tuần trong vòng 4 -5 tuần để đạt được hiệu quả như mong muốn.
Lưu ý khi dùng phương pháp tự nhiên trị nấm da đầu.
Sử dụng các phương pháp dân gian để điều trị nấm thường có tác dụng chậm. Do đó đòi hỏi người dùng phải kiên trì mới có thể đạt được hiệu quả như mong muốn.
Các phương pháp dân gian chỉ áp dụng thành công đối với tình trạng nhiễm nấm nhẹ và vừa. Nếu như nhiễm nấm lâu năm, tình trạng bệnh trở nặng thì nên đi gặp bác sĩ da liễu để được kê các loại thuốc uống và thuốc bôi phù hợp.
Các phương pháp tự nhiên thường phù hợp với từng cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người. Do đó, hãy thử nhiều phương pháp đã được nêu ở trên để có thể tìm được phương pháp phù hợp nhất với bản thân, phương pháp này không hiệu quả sau 1 thời gian sử dụng thì hãy đổi sang phương pháp khác.
Bên cạnh việc sử dụng các biện pháp trị nấm thì hãy luôn giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, gội đầu thường xuyên ít nhất 3 lần/ tuần và không để đầu ướt khi đi ngủ.
Chú ý chăm chỉ vệ sinh cả chăn, màn, gối, các đồ dùng cá nhân và không gian sống, bao gồm cả các loại thú cưng trong nhà của bạn. Hãy đảm bảo chúng luôn được sạch sẽ để không tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm nấm.
Chế độ ăn uống khoa học, ăn nhiều rau, củ, quả để giúp bổ sung vitamin và tăng sức đề kháng.
Hạn chế sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, cafe, thuốc lá,.. và các thực phẩm có khả năng gây kích ứng da.
Chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe và tinh thần được thoải mái.
Cách trị nấm da đầu nào đem lại kết quả nhanh nhất?
Trong các phương pháp tự nhiên để điều trị tình trạng nấm da đầu, phương pháp sử dụng lá trầu không sẽ đem lại hiệu quả cao nhất do trong lá trầu không có chứa 1 hàm lượng lớn các hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và kháng nấm hiệu quả như Tanin, Alcaloid, Tinh dầu ( 2.4% ): Chavicol, β- Phenol,… Do đó, tác dụng dược lý điển hình của lá trầu không trong y học hiện đại là diệt khuẩn, diệt Virus, kháng viêm cũng như kháng nấm.
Ngoài ra, cỏ mần trầu và cây chó đẻ răng cưa cũng là 2 dược liệu điển hình đem lại hiệu quả nhanh và tối cao trong việc điều trị nấm. Theo các nghiên cứu trong y học hiện đại, cỏ mần trầu và chó đẻ răng cưa đều chứa rất nhiều các thành phần có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm mạnh mẽ như Flavonoid, Saponin, Tanin, Alcaloid,.. Tuy nhiên, hàm lượng các hoạt chất này trong cỏ mần trầu và chó đẻ răng cưa không cao bằng trong lá trầu không nên hiệu quả điều trị sẽ kém hơn 1 chút.
Còn các phương pháp khác, dù cũng có tác dụng trong việc điều trị nấm, tuy nhiên, thành phần cũng như đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm cũng không cao, tác dụng dược lý điển hình cũng không phải diệt nấm do đó sẽ mất thời gian hơn trong quá trình điều trị, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì mới có thể đem lại hiệu quả như mong muốn.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất khi sử dụng các phương pháp tự nhiên là sự phù hợp. Bài viết này chỉ đưa ra ý kiến dưới góc độ khoa học, còn hiệu quả đến đâu sẽ phụ thuộc phần lớn vào cơ địa mỗi người. Do đó, nếu cảm thấy bản thân hợp với phương pháp nào nhất thì hãy sử dụng phương pháp đó nhé.
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề tại:
[Chia sẻ] 3 cách trị nấm da đầu bằng muối đơn giản, hiệu quả tại nhà
Dầu gội trị nấm da đầu Haicneal: Tác dụng, Cách dùng, Giá bán
mình đã áp dụng cách dùng muối thấy khá khả quan