[MẸO] 9 cách trị ngứa da đầu bằng thiên nhiên hiệu quả nhất tại nhà

Ngứa da đầu là tình trạng chung của rất nhiều người. Da đầu bị ngứa gây khó chịu, làm mất tập trung và khiến hiệu quả công việc bị giảm sút. Bạn có thể cảm thấy rằng dường như cơn ngứa sẽ không bao giờ dừng lại. Loại bỏ cơn ngứa trở thành một điều rất cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết. Dưới đây là một số lý do khiến da đầu bạn bị ngứa và 9 cách chữa trị ngứa da đầu bằng thiên nhiên có thể giúp cơn ngứa da đầu được giảm bớt.

Cách trị ngứa da đầu bằng thiên nhiên
Ảnh: Cách trị ngứa da đầu bằng thiên nhiên

Những nguyên nhân gây ngứa da đầu

Gàu: Nếu bạn cảm thấy da đầu mình khô, ngứa và bạn tìm thấy vảy trắng trên tóc hoặc quần áo thì bạn có thể đã bị gàu. Gàu tái diễn dai dẳng, rất khó để trị khỏi và là một trong những nguyên nhân gây ngứa da đầu thường gặp nhất hiện nay.

Cháy nắng: Cháy nắng cũng có thể là một nguyên nhân gây ra ngứa da đầu. Nếu bạn tiếp xúc với ánh nắng nhiều giờ liên tục mà không đội mũ. Hãy nghĩ tới cháy nắng đầu tiên. Trong trường hợp này bạn nên đi tắm, gội đầu và thật thư giãn để cơn ngứa qua đi.

Da đầu khô: Vào những tháng mùa đông, nhiệt độ ngoài trời giảm và thời tiết trở nên khô hạn. Chúng ta thường xuyên sử dụng máy điều hòa, máy sưởi,… Những điều này sẽ làm mất đi lớp dầu bảo vệ da đầu, khiến da đầu trở nên khô và ngứa. Nếu da đầu của bạn trở nên ngứa hơn vào mùa đông, hãy giữ ẩm và chăm sóc nó cẩn thận để bớt ngứa.

Dị ứng với các sản phẩm chăm sóc tóc:

  • Nếu bạn bị ngứa da đầu và nổi mẩn đỏ, bạn có thể bị một bệnh đó gọi là viêm da tiếp xúc. Điều này khá phổ biến ở những người hay nhuộm tóc. Loại viêm da này thường do paraphenylenediamine (PPD) – một thành phần trong thuốc nhuộm gây ra.
  • Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bị dị ứng với dầu gội, dầu xả hoặc bất cứ mỹ phẩm nào khác tiếp xúc với da đầu của bạn. Nếu đúng như vậy, bạn có thể bị phát ban, ngứa trên da đầu hoặc bất kỳ một vùng da nào khác mà sản phẩm tiếp xúc. Bạn nên xả sạch dầu gội trên tóc và da đầu mỗi lần gội đầu vì một ít dầu gội còn sót lại trên da đầu cũng có thể là nguyên nhân khiến da đầu bạn bị kích ứng.

Nổi mề đay: Mề đay thường gặp ở những người có cơ địa dị ứng và nổi lên khi bạn tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Bạn có thể bị nổi mề đay do thời tiết, do tiếp xúc với phấn hoa, do ăn hải sản,… Mề đay là những mụn nhỏ và rất ngứa, có thể nổi lên trên toàn bộ cơ thể, kể cả da đầu. Mề đay có xu hướng phát triển và biến mất trong vòng vài giờ. Nhưng có thể quay trở lại nếu như bạn tiếp xúc lại với tác nhân gây dị ứng.

Nguyên nhân gây ngứa da đầu
Ảnh: Nguyên nhân gây ngứa da đầu

Chấy: Da đầu bị ngứa là triệu chứng đầu tiên và thường thấy nhất của việc bị nhiễm chấy. Nếu bạn thấy ngứa thường xuyên và đang nghi ngờ rằng có chấy hãy nhờ người khác kiểm tra và tìm dấu hiệu của những con bọ nhỏ này để xử trí kịp thời.

Ghẻ: Bệnh ghẻ do một loài ký sinh ở người gây ra. Bệnh ghẻ là bệnh khá phổ biến ở nước ta. Bệnh tập trung ở những khu dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh kém và lây truyền qua tiếp xúc. Nếu những con bọ ghẻ này chui vào da đầu bạn, da đầu của bạn sẽ trở nên rất ngứa. Cơn ngứa có thể trở nên dữ dội và khiến bạn mất ngủ.

Nấm da đầu: Nấm da đầu là bệnh nhiễm trùng do nấm gây ra. Nếu bị nấm da đầu, da đầu bạn có thể bị nổi mẩn và ngứa dữ dội. Nấm da đầu thường rất khó có thể điều trị được tại nhà. Vì vậy, bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám và có cách xử trí phù hợp.

Bệnh vẩy nến da đầu: Gần một nửa số người bị bệnh vảy nến thường có các mảng biểu hiện bùng phát trên da đầu và một thời điểm nhất định. Trên da đầu có các mảng màu đỏ, bong vảy giống như gàu nhưng những mảng vảy này màu trắng bạc và da đầu của bạn dễ bị khô. Bệnh vảy nến da đầu thường bị ngứa với mức độ ngứa từ nhẹ đến dữ dội.

Vấn đề về thần kinh: Da đầu ngứa dữ dội mà không có dấu hiệu phát ban hoặc phản ứng dị ứng nào khác, thì có thể là dấu hiệu của vấn đề thần kinh. Dây thần kinh bị tổn thương có thể là một nguyên nhân gây ngứa. Một số bệnh có thể gây ảnh hưởng đến thần kinh như: bệnh zona, bệnh tiểu đường,….

Trên đây là một số nguyên nhân gây ngứa da đầu thường gặp nhất hiện nay, không phải toàn bộ nguyên nhân gây ngứa da đầu. Tùy từng nguyên nhân khác nhau mà mức độ ngứa da đầu cũng nặng nhẹ khác nhau và cách xử trí khi bị ngứa cũng hoàn toàn khác nhau. Nếu như tình trạng ngứa dữ dội mà không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa da liễu để được khám và chữa trị kịp thời.

9 cách trị ngứa da đầu bằng thiên nhiên

Ngứa da đầu, nếu như không bắt nguồn từ những nguyên nhân quá nghiêm trọng thì hầu hết đều có thể xử trí tại nhà. Sau đây là một số phương pháp trị ngứa da đầu tại nhà hoàn toàn từ tự nhiên, an toàn và khá có hiệu quả:

Mẹo trị ngứa da đầu bằng muối tại nhà

Muối là gia vị không thể thiếu trong bữa cơm gia đình. Muối đã quá đỗi quen thuộc đối với mỗi chúng ta và có giá thành rất phải chăng. Dung dịch nước muối diệt khuẩn rất tốt nên có thể sử dụng để điều trị ngứa da đầu.

Cách sử dụng: Để điều trị ngứa da đầu, bạn có thể dùng muối trắng tinh khiết hoặc kết hợp muối với một số thành phần khác như sau:

  • Trị ngứa da đầu bằng nước muối pha loãng: Gội sạch đầu bằng dầu gội trước sau đó ử tóc với nước muối loãng trong 30 phút rồi sau đó xả sạch bằng nước sạch. Thực hiện 3-4 lần/ 1 tuần để thu được hiệu quả tốt nhất.
  • Kết hợp muối và phèn chua: Hòa tan muối và phèn chua trong nước thu được dung dịch trong suốt. Gội đầu sạch bằng dầu gội trước sau đó sử dụng dung dịch vừa pha như sử dụng nước muối loãng ở trên. Phương pháp này cũng cho hiệu quả khá tốt.

Cách trị ngứa da đầu bằng nha đam

Cách trị ngứa da đầu bằng nha đam
Ảnh: Cách trị ngứa da đầu bằng nha đam

Nha đam là loại thảo dược thông dụng rất hay được sử dụng trong mỹ phẩm làm đẹp và các loại gel bôi dưỡng da. Với công dụng tái tạo da đầu và kháng khuẩn, kháng nấm của mình, nha đam cũng là một sự lựa chọn đáng lưu ý khi bạn muốn chữa khỏi ngứa da đầu.

Cách sử dụng: Sử dụng nha đam rất đơn giản. Loại bỏ hoàn toàn phần vỏ màu xanh của nha đam, giữ lại phần Gel trong suốt bên trong, rửa sạch với nước muối rồi ngâm 5 phút để loại bỏ các chất gây ngứa. Sau đó, vớt phần gel ra xay nhuyễn. Thoa phần gel này lên tóc, massage da đầu, ủ 5-10 phút. Gội sạch bằng nước ấm và dầu gội đầu. Lặp lại hằng ngày để thu được hiệu quả tốt nhất.

Mẹo trị ngứa da đầu bằng chanh

Chanh cung cấp cho da đầu acid citric, vitamin C và các loại vitamin nhóm B. Acid citric có tác dụng kháng khuẩn kháng nấm hiệu quả, giúp trị gàu và ngăn ngừa ngứa da đầu. Các vitamin giúp da đầu hồi phục nhanh hơn, ngăn ngứa quay trở lại.

Cách sử dụng: Sử dụng trực tiếp nước cốt chanh tươi để massage da đầu sau đó gội sạch lại bằng nước ấm. Thực hiện hằng ngày cho đến khi thấy tình trạng ngứa được cải thiện.

Trị ngứa da đầu bằng chuối và bơ

Mọi người thường biết tới chuối như một loại quả thơm ngon. Khá ít người biết đến công dụng chữa ngứa da đầu tuyệt vời của chuối. Chuối có công dụng nuôi dưỡng và giữ ẩm, là một phương pháp điều trị tuyệt vời cho da đầu ngứa, khô và thậm chí là gàu. Ngoài giữ ẩm, chuối còn là nguồn kháng khuẩn tự nhiên. Hai tác dụng này giúp làm sạch da đầu khô và ngứa của bạn.

Bơ cũng là một thành phần quan trọng giúp giữ ẩm cho da đầu, làm dịu đi cơn ngứa và giúp da đầu tái tạo nhanh hơn.

Cách sử dụng: Nghiền nhỏ chuối và bơ chung với nhau. Sau đó, bôi hỗn hợp này lên tóc và da đầu, massage toàn bộ da đầu. Lưu hỗn hợp này trên tóc từ 10-15 phút. Gội sạch lại bằng dầu gội đầu và nước ấm. Thực hiện 2-3 lần/ 1 tuần.

Dùng mật ong trị dứt điểm ngứa da đầu

Dùng mật ong trị dứt điểm ngứa da đầu
Ảnh: Dùng mật ong trị dứt điểm ngứa da đầu

Trong mật ong có chứa rất nhiều vitamin (B,C,A,E và acid folic), chất khoáng và acid hữu cơ (acid formic, acid taric,…). Mật ong được biết đến với đặc tính kháng khuẩn vượt trội của nó (trong môi trường có 30% mật ong thì vi khuẩn và nấm sẽ không phát triển được). Nhờ những đặc tính này mà mật ong trở thành một giải pháp trị ngứa da đầu rất hiệu quả.

Cách sử dụng: Hòa loãng mật ong bằng nước sạch sao cho độ đặc vừa đủ đối với bạn (có thể không hòa loãng cũng được). Massage da đầu bằng mật ong, sau đó ủ tóc bằng khăn khoảng 1-2 tiếng. Gội sạch bằng nước ấm và dầu gội đầu. Thực hiện đều đặn 1-2 lần/ 1 tuần để đạt hiệu quả tốt nhất

Kết hợp sả và vỏ bưởi trị ngứa da đầu

Sả và vỏ bưởi từ xưa đến nay được rất nhiều người biết đến với công dụng chăm sóc tóc tuyệt vời của nó. Hơn nữa, trong 2 loại thảo dược này còn có chứa rất nhiều tinh dầu, không những mùi hương dễ chịu mà còn có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm hiệu quả, rất phù hợp để trị ngứa da đầu.

Cách sử dụng: Đập dập 5-6 nhánh sả sau đó đun đến sôi với vỏ một quả bưởi, thu lấy phần nước sau đun. Sau đó, làm sạch tóc và da đầu bằng dầu gội bằng nước sạch. Sử dụng loại nước vừa thu được sau như 1 loại dầu xả, không xả lại bằng nước máy. Thực hiện 1-2 lần/ 1 tuần. Cách này không chỉ giúp da đầu hết ngứa mà còn giúp mái tóc của bạn suôn mượt và dày hơn.

Công thức trị ngứa da đầu bằng dầu dừa

Công thức trị ngứa da đầu bằng dầu dừa
Ảnh: Công thức trị ngứa da đầu bằng dầu dừa

Sử dụng dầu dừa là phương pháp chăm sóc da đầu ngứa nhẹ nhàng, hiệu quả nhất từ trước tới nay. Dầu dừa chứa acid lauric – một loại chất béo bão hòa có đặc tính kháng khuẩn. Acid này giúp da hấp thụ dầu đưa một cách hiệu quả hơn. Vì thế, dầu dừa có thể đi sâu vào bên trong và giúp da không bị khô. Dầu dừa cũng có thể hữu ích với những vết ngứa do chàm và cũng có thể sử dụng để chống chấy. Các nhà khoa học nhận thấy rằng: Sự kết hợp giữa dầu dừa và hồi rất có hiệu quả trong làm dịu da đầu và điều trị ngứa. Sự kết hợp này có hiệu quả hơn permethrin – một loại thuốc dùng để điều trị chấy.

Cách sử dụng: Sử dụng dầu dừa như một loại dầu xả sau khi gội đầu. Bôi dầu dừa trực tiếp lên da đầu sau đó xả sạch bằng nước ấm sau vài phút. Thực hiện 1-2 lần/ 1 tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Trị dứt điểm ngứa da đầu bằng giấm táo

Giấm táo có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và kháng nấm. Không những thế, giấm táo còn có thể giúp cân bằng độ pH, giúp giảm khô và ngứa da đầu.

Cách sử dụng: Pha loãng giấm táo trong nước ấm và sử dụng như một loại dầu xả sau khi gội đầu. Sử dụng thường xuyên để thu được hiệu quả tốt nhất.

Dùng tinh dầu tràm trà trị ngứa da đầu

Dùng tinh dầu tràm trà trị ngứa da đầu
Ảnh: Dùng tinh dầu tràm trà trị ngứa da đầu

Dầu tràm trà được biết đến rộng rãi với công dụng trị gàu và giảm ngứa da đầu hiệu quả. Dầu tràm trà có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và khử trùng rất có hiệu quả. Ngoài ra, dầu tràm trà cũng có tác dụng chống lại những phản ứng gây viêm. Tuy nhiên, loại dầu này có thể gây kích ứng da đối với những người có làn da nhạy cảm. Do đó, điều quan trọng khi sử dụng dầu tràm trà là phải sử dụng ít hoặc pha loãng khi sử dụng. Dầu cây trà có thể loại bỏ ngứa da đầu có nguyên nhân do gàu, viêm da tiết bã và chấy.

Cách sử dụng: Thêm 10-20 giọt dầu tràm trà vào dầu gội đầu hoặc trộn với dầu oliu và massage trực tiếp lên da đầu. Thực hiện thường xuyên để thu được hiệu quả tốt nhất.

Một số lưu ý khi trị ngứa da đầu bằng thiên nhiên

Trước khi bắt đầu với bất kỳ một phương pháp nào, hãy đảm bảo rằng bạn không bị dị ứng với chúng. Tình trạng dị ứng có thể sẽ làm cho da đầu bạn ngứa thêm và yếu đi, lúc đó sẽ càng khó điều trị. Để chắc chắn, hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ và chuyên gia y tế để được biết thêm thông tin.

Các phương pháp từ thiên nhiên thông thường có hiệu quả khá chậm. Do đó, khi sử dụng các phương pháp này cần kiên trì để thu được hiệu quả tốt nhất.

Ngoài việc sử dụng những phương pháp thiên nhiên, bạn cũng nên tìm một loại dầu gội phù hợp nhất với cơ địa, da đầu của mình. Tình trạng ngứa da đầu cũng có thể sẽ được cải thiện đáng kể nếu như bạn tìm được loại dầu gội phù hợp.

Tránh tiếp xúc tóc với ánh nắng trực tiếp khi bạn đang sử dụng phương pháp có thành phần như là chanh hoặc vitamin C,… Điều này có thể sẽ khiến tóc bạn bị khô, xơ và dễ bị cháy nắng hơn.

Không đứng quá lâu dưới ánh nắng gắt hoặc để tóc ẩm ướt và da đầu bị bí. Đây là điều kiện thuận lợi giúp cho vi khuẩn và nấm phát triển, làm da đầu của bạn trở nên yếu và ngứa hơn.

Một số câu hỏi thường gặp

Cách trị ngứa da đầu nào hiệu quả nhất?

Mỗi phương pháp trị ngứa da đầu khác nhau đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng của mình. Tùy vào từng nguyên nhân gây ngứa da đầu và cơ địa của mỗi người mà hiệu quả của từng phương pháp cũng sẽ ở những mức độ khác nhau. Do đó, để điều trị dứt điểm ngứa da đầu cần có sự kiên trì và sự tìm hiểu kỹ lưỡng. Nếu như sau một thời gian dài điều trị, cơn ngứa vẫn không thuyên giảm, hoặc tiến triển nặng hơn kèm theo các biểu hiện lở loét,… thì bạn tìm đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị kịp thời.

Trẻ em nên dùng cách nào trị ngứa da đầu?

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra ngứa da đầu ở trẻ em. Môi trường của nhà trẻ, trường học đông đúc, vệ sinh chưa được đảm bảo sẽ là điều kiện thuận lợi lan truyền các bệnh về vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng mà chủ yếu là các bệnh như chấy, nấm da đầu, hay thậm chí là ghẻ,… Vì thế, nên hết sức chú ý phòng bệnh hơn chữa bệnh. Nếu như da đầu các em bị ngứa ở mức độ nhẹ nên dùng các nguyên liệu tự nhiên, an toàn, ít tính acid như là dầu dừa, vỏ bưởi, bơ, chuối,… để trị vì làn da của các em còn non nớt, khi tiếp xúc với acid dễ bị hư tổn hơn. Đưa các em đến ngay cơ sở y tế để khám nếu như có bất kỳ biểu hiện bất thường nào kèm theo.

Kết luận: Ngứa da đầu là tình trạng khá phổ biến hiện nay, do nhiều nguyên nhân gây ra. Thông thường những cơn ngứa da đầu đều có thể giảm thiểu bằng các biện pháp tự nhiên tại nhà. Ngứa da đầu dai dẳng cũng có thể cải thiện bằng một số loại dầu gội chuyên dụng. Nếu tình trạng ngứa không thuyên giảm hoặc ngày càng trở nên dữ dội hơn, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày, hãy đến khám bác sĩ để được tư vấn và chữa trị đúng cách. Chúc các bạn sớm thoát khỏi tình trạng ngứa da đầu dai dẳng này nhé!

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề ngay tại:

Viêm da đầu là bệnh gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Da đầu có nhiều vảy trắng là bệnh gì? Nguyên nhân, Cách điều trị

BÌNH LUẬN (1)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *