Bệnh máu nhiễm mỡ là một trong những căn bệnh mà tỷ lệ mắc phải ở mức độ cao và có xu hướng ngày càng gia tăng trong xã hội ngày nay, một nghiên cứu cho thấy rằng . Những câu hỏi thường được đặt ra là: Máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không? Triệu chứng của bệnh là gì? Cách chữa trị như thế nào?
Để giúp các bạn giải đáp tất cả mọi thắc mắc ở trên, bài viết của chúng tôi ngày hôm nay sẽ cung cấp cho các bạn đầy đủ thông tin về căn bệnh “Máu nhiễm mỡ” giúp các bạn tránh được hoang mang có biện pháp phòng ngừa bệnh đúng cách.
Mục lục
Bệnh máu nhiễm mỡ là gì?
Máu nhiễm mỡ hay còn được gọi là tăng lipid máu, nguyên nhân có thể có thể là do di truyền hoặc mắc phải mà trong đó mức lipid bên trong cơ thể người tăng cao.
Lipid máu thường bao gồm các thành phần như:
- Triglycerid (TG): Đây là dạng dự trữ lipid ở trong các tổ chức mỡ dưới da, có thể bị thay đổi bởi chế độ ăn cũng như tình trạng sức khoẻ của cơ thể. Triglycerid được tổng hợp chủ yếu ở gan và được tái tổng hợp ở ống tiêu hoá, nó được thoái hoá nhằm mục đích cung cấp năng lượng cho cơ thể, việc tăng nồng độ triglycerid có thể đến từ sự tăng tổng hợp hoặc giảm thoái hoá. Ở những người thừa cân hay béo phì, những người lười vận động, sử dụng các chất kích thích hay có các bệnh lý mắc kèm (như đái tháo đường, suy giáp), thường có nồng độ Triglycerid cao hơn mức bình thường.
- Phospholipid: Đây là một trong những thành phần chính có tác dụng cấu tạo nên màng tế bào, bao gồm 3 loại chính: Lecithine, cephaline, sphingomveline
- Cholesterol: Cholesterol toàn phần bao gồm các cholesterol ở dạng tự do và ở dạng kết hợp với lipoprotein (chiếm phần lớn, khoảng hơn 66%), bao gồm 4 loại và tuỳ từng loại sẽ có tác dụng tốt hoặc tác dụng xấu với cơ thể.
- HDL-C (Lipoprotein tỷ trọng cao): Đây được gọi là cholesterol tốt, nó có tác dụng làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và các biến chứng nguy hiểm liên quan đến tim mạch. HDL chiếm từ 1/4 – 1/3 cholesterol toàn phần.
- LDL-C (Lipoprotein tỷ trọng thấp): Khác với HDL, LDL được coi là loại cholesterol có tác dụng xấu, đây là nguyên nhân chủ yếu gây xơ vữa động máu.
- VLDL-C (Lipoprotein tỷ trọng rất thấp: Loại này được tổng hợp ở gan và ruột, thành phần bao gốm khoảng 12% là protein và con lại là lipid. Vai trò của nó là được sử dụng để vận chuyển triglycerid nội sinh. VLDL còn xảy ra tương tác với lipoprotein lipase nhằm mục đích thuỷ phân triglycerid, từ đó làm giảm kích thường của VLDL và lúc đó nó được gọi là IDL (Lipoprotein có tỷ trọng trung bình)- Loại này sẽ được chuyển hoá chủ yếu ở gan, phần còn lại thì tiếp tục thuỷ phân triglycerid và trở thành LDL (Lipoprotein tỷ trọng cao)
- Chylomicron: Loại này có chứa khoảng 2% là protein, khoảng 85% triglycerid và khoảng hơn 5% phospholipid và phần còn lại là cholesterol. Ở trong máu, nó có tương tác với lipoprotein lipase có trong mao mạch nội mô nhằm thuỷ phân triglycerid trở thành acid béo tự do để có thể hấp thu ở mô cơ và mỡ. Tại đó, acid béo tự do có thể được oxy hoá, cung cấp năng lượng cho cơ thể hay tổng hợp lại để trở thành triglycerid dự trữ ở tổ chữ mỡ dưới da.
Tăng mỡ máu (hay còn gọi là tăng lipid máu) được giải thích là một tình trạng bệnh lý trong đó có một hoặc nhiều thông số lipid bị rối loạn .
Thông qua các nghiên cứu và thử nghiệm trên lâm sàng cho thấy: Khi chỉ số LDL-C (Lipoprotein tỷ trọng thấp) tăng cao sẽ gây nguy cơ phát triển các mảng xơ vữa ở động mạch, bên cạnh đó HDL-C có tác dụng điều chỉnh mức cholesterol để ngăn ngừa sự mất cân bằng làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.
Nguyên nhân của bệnh máu nhiễm mỡ là gì?
Tăng lipid máu thường được chia ra làm hai loại là: Tăng lipid máu nguyên phát (có tiền sử gia đình) và tăng lipid máu thứ phát (là do mắc phải bởi các nguyên nhân khác)
- Tăng lipid máu nguyên phát bắt nguồn từ nhiều rối loạn di truyền mà bệnh nhân có thể thừa hưởng từ đời trước sau khi sinh ra
- Tăng lipid thứ phát bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhân như: Do chế độ ăn uống không lành mạnh, chề độ sinh hoạt không phù hợp hay các bệnh lý mắc kèo: Suy giáp, đái tháo đường
Các nguyên nhân chính dẫn đến mỡ máu cao cụ thể như sau:
- Chế độ dinh dưỡng không cân bằng: Do người bệnh cung cấp quá nhiều chất béo trong bữa ăn như: Thịt đỏ (thịt bò, thịt bê hay thịt lợn), trứng, sữa…. Qua các nghiên cứu cho thấy, các loại đồ đóng hộp, đồ ăn nhanh là các thực phẩm chứa lượng chất béo cao.
- Béo phì: Ở người béo phì cho thấy chỉ số cholesterol trong máu cao. Người bị béo phì còn có nguy cơ làm giảm nồng độ lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) và tăng nồng độ lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL)
- Ảnh hưởng bởi tuổi tác và giới tính: Theo một nghiên cứu cho thấy, nữ giới ở độ tuổi dưới 45 tuổi sẽ có chỉ số triglycerid thấp hơn so với ở nam giới. Nhưng, điều này sẽ thay đổi khi phụ nữ bước vào độ tưởng mãn kinh, nồng độ triglycerid và các loại cholesterol có ảnh hưởng xấu lúc này sẽ tăng cao và làm gia tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch. Giải thích cho hiện tượng này là bởi khi phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh sẽ có sự thiếu hụt hormone Estrogen- đây là hormone có vai trò giúp chuyển hoá chất béo.
- Chế độ sinh hoạt không khoa học: Những người lười vận động, nằm nhiều hay có đặc thù nghề nghiệp ít di chuyển hay phải ngồi sẽ có nồng độ LDL cao và HDL bị giảm xuống, đây chính là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh máu nhiễm mỡ.
- Stress: Đây là nguyên nhân của rất nhiều căn bệnh và máu nhiễm mỡ cũng không ngoại lệ. Khi cơ thể cảm giác bị mệt mỏi và căng thẳng sẽ có xu hướng kích thích bản thân ăn nhiều hơn và lười vận động, bên cạnh đó một số người còn tìm đến chất kích thích (như rượu, bia, thuốc lá) để giải toả áp lực, điều này khiến cho nồng độ cholesterol trong máu tăng cao và nguy cơ mắc bệnh máu nhiễm mỡ.
- Yếu tố di truyền: Theo một khảo sát cho thấy, khoảng 54% bệnh nhân có tiền sử bệnh mạch vành sớm có rối loạn di truyền cơ bản. Như vậy, nếu trong gia đình nếu có ông, bà, bố, mẹ đã từng máu lipid máu cao thì sẽ có nguy cơ mắc máu nhiễm mỡ cao.
- Thường xuyên sử dụng thuốc lá: Thói quen sử dụng thuốc lá sẽ làm các cholesterol có tác dụng tốt bị suy giảm và làm cho tác dụng bảo vệ thành mạch không còn, gây nguy cơ cao mắc máu nhiễm mỡ.
- Bệnh lý mắc kèm: Một số bệnh lý mắc kèm sẽ làm cho lipid máu tăng cao như: Đái tháo đường, suy giáp…
Triệu chứng của bệnh máu nhiễm mỡ
Bệnh máu nhiễm máu thường không có các biểu hiện triệu chứng cụ thể và rõ ràng do đó dễ bị bỏ qua và thường phát hiện khi bệnh tiến triển nặng hơn, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Một số triệu chứng khá điển hình chúng tôi đưa ra dưới đây để bạn có thể lưu ý khi mắc phải và kiểm tra sức khoẻ ngay khi nghi ngờ
- Người bệnh cảm thấy hay bị đau đầu, chóng mặt: Nguyên nhân của triệu chứng này là bởi vì các mạch mão dẫn đến não đã bị xơ hoá và hình thành các mảng bám ở bên trong thành động mạch. Hậu quả dẫn đến là việc lưu thông máu đến não trở nên khó khăn hơn, lượng máu đến não không đủ để não hoạt động, gây ra các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt và đau đầu. Tuy nhiên, triệu chứng này lại xuất hiện ở khá nhiều bệnh nên dễ bị nhầm lẫn.
- Đau ngực, tim đập nhanh: Đây là triệu chứng khá nguy hiểm và có thể dẫn đến đột quỵ. Trong bệnh lý máu nhiễm mỡ, mạch máu dẫn đến tim của bạn sẽ bị nghẽn tắc bởi các mảng xơ vữa được hình thành do bệnh gây ra, điều này sẽ làm trì hoãn việc co bóp của tim để đưa máu đi khắp cơ thể theo vòng tuần hoàn.
- Chân tay tê bì và bị lạnh: Trong bệnh máu nhiễm mỡ, hàm lượng cholesterol cao nên mạch máu sẽ bị tắc nghẽn, máu khó lưu thông đến các chi và đặc biệt là ở chi dưới, do đó sẽ làm cho chân tay bị tê bì, đau nhức và dễ bị lạnh. Bạn cần lưu ý với biểu hiện tê bì chân tay do ngồi lâu, không vận động với triệu chứng tê bì chân tay ở bệnh máu nhiễm mỡ
- Cơ thẻ cảm thấy khó chịu, ăn uống khó tiêu và hay bị táo bón: Do hàm lượng cholesterol trong cơ thể cao nên sẽ làm cho người bệnh cảm thấy khó tiêu và hay bị đầy hơi. Bên cạnh đó, chất béo dư thừa trong cơ thể (ở máu và gan) làm cho quá trình trao đổi chất bị chậm, đặc biệt là khi ăn thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ
Tác hại của bệnh máu nhiễm mỡ
Ngoài việc làm cho người bệnh xuất hiện các triệu chứng gây khó chịu và đau nhức, tăng lipid máu còn đem lại rất nhiều tác hại, đặc biệt nó chính là nguy cơ dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng khác, ảnh hưởng đến sứa khoẻ, cụ thể như sau:
- Đái tháo đường: Theo một nghiên cứu cho thấy, hai bệnh này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, người bị đái tháo đường sẽ dễ bị tăng lipid máu và ngược lại. Đối với người có chỉ số triglycerid cao hay người bị béo phì cho thấy nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao hơn ở người bình thường
- Bệnh viêm tuỵ: Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất mà tăng lipid máu có thể gây ra. Do hàm lượng mỡ máu tăng cao dẫn đến việc gây sưng vùng tuyến tuỵ, từ đó gây ra các biểu hiện: Đi ngoài nhiều, sốt cao, buồn nôn và nôn, thở nhanh… Nguy hiểm hơn cả là căn bệnh này có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng.
- Tăng huyết áp: Hậu quả nghiêm trọng của tăng lipid máu là làm hình thành nên các mảng xơ vữa, tạo các cục máu đông và ngăn cản quá trình lưu thông của máu, dẫn đến áp suất máu tăng lên và làm cho nguy cơ tăng huyết áp tăng cao.
- Tai biến mạch máu não: Do việc hình thành các mảng xơ vữa bởi tình trạng nồng độ cholesterol có tác dụng xấu và triglycerid tăng cao nên ảnh hưởng đến việc lưu thông máu đến não. Bệnh nhân mắc máu nhiễm mỡ sẽ có nguy cơ gặp tai biến mạch máu não cao hơn so với người bình thường.
- Suy giảm chức năng gan: Trong tình trạng bệnh lý, hàm lượng triglycerid tăng cao do đó nguy cơ bị gan nhiễm mỡ là rất đến, điều này sẽ làm dẫn đến các bệnh lý về gan và làm suy giảm chức năng của gan.
Biện pháp phòng tránh bệnh máu nhiễm mỡ
Nếu người bệnh phát hiện được bệnh máu nhiễm mỡ trong giai đoạn sớm thì điều trị tương đối dễ dàng, chủ yếu xoay xung quanh việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt một cách hợp lý. Tuy nhiên, vì không có biểu hiện đặc trưng rõ ràng nên căn bệnh thường bị bỏ quên và thường được tìm ra khi đã tiến triển đến giai đoạn sau, điều này làm phương pháp điều trị phức tạp hơn rất nhiều. Tốt nhất, bạn nên có cách phòng tránh tốt nhất để giữ cho cơ thể khoẻ mạnh nhằm phòng ngừa căn bệnh máu nhiễm mỡ, chúng tôi đưa ra một số biện pháp như sau:
- Cần kiểm soát cân nặng cơ thể và duy trì chỉ số BMI ở mức đạt chuẩn.
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều giàu mỡ, các loại thịt đỏ: lợn, bò…
- Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
- Không nên sử dụng các chất kích thích như: Rượu, bia, thuốc lá, cà phê…
- Duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, tập thể dục điều độ phù hợp với sức khoẻ của bản thân.
Chế độ ăn của người bị máu nhiễm mỡ
Với những người mắc bệnh hoặc có nguy cơ cao mắc máu nhiễm mỡ, cần duy trì chế độ ăn như sau.
Nên ăn những thực phẩm như:
- Ăn nhiều các loại rau xanh và trái cây.
- Uống nhiều nước mỗi ngày hoặc uống sữa tươi không đường, ít chất béo.
- Sử dụng các loại thịt nạc hay thịt gia cầm bỏ da để thay thế các loại thịt đỏ, thịt mỡ.
- Nên ăn cá để bổ sung chất béo tốt cho cơ thể.
- Sử dụng các loại hạt (dùng 4-5 lần) trong một lần.
- Sử dụng các loại dầu thực vật không bão hoà (như dầu oliu, dầu hướng dương hay dầu đậu nành) trong chế biến.
Nên kiêng những thực phẩm như:
- Thức ăn được chế biến nhiều dầu, mỡ (đồ chiên, rán)
- Không nên ăn các thực phẩm đóng gói sẵn, đồ ăn nhanh (mì gói)
- Các loại tạng động vật (như lòng, phèo, gan, tim…)
- Tránh ăn bơ và phô mai hoặc các thực phẩm có chứa chúng
Phương pháp dân gian được sử dụng để điều trị bệnh máu nhiễm mỡ
Bên cạnh các biện pháp điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống hay dùng các thuốc tân dược theo sự chỉ định của bác sỹ, bệnh máu nhiễm mỡ còn được điều trị bằng cách sử dụng các loại thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên, biện pháp này được khá nhiều người bệnh sử dụng vì tính an toàn và hiệu quả cao. Một số phương pháp chúng tôi đưa ra bên dưới đây để người đọc tham khảo.
Biện pháp sử dụng cây Xạ đen
Cây xạ đen bao gồm các thành phần: Flavonoid, Saponin Triterpenoid, Quinon… với tác dụng chống oxy hoá, phòng nhiễm khuẩn
Xạ đen được dùng nhằm hỗ trợ điều trị các bệnh về gan, tăng huyết áp, máu nhiễm mỡ, để tăng hiệu quả của bài thuốc, người dùng còn kết hợp với các loại dược liệu khác như tam thất hay gừng.
Biện pháp sử dụng Giảo cổ lam
Giảo cổ lam chứa nhiều thành phần có tác dụng rất tốt cho sức khoẻ như: Flavonoid, saponin cùng các vitamin và khoáng chất .Giảo cổ lam có tác dụng rất hiệu quả với người bị máu nhiễm mỡ, thường được sử dụng để phòng ngừa xơ vữa động mạch, tăng huyết áp hay các biến chứng liên quan đến tim mạch.
Một số tác dụng chính của giảo cổ lam qua nghiên cứu cho thấy:
- Dược liệu này có thể làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu, ngăn tình trạng xơ vữa động mạch và giúp máu được lưu thông dễ dàng đến não
- Có khả năng ổn định huyết áp và phòng tránh các biến chứng về tim mạch
- Giúp tăng chuyển hoá mỡ thừa và cải thiện được tình trạng béo phì
- Có khả năng ổn định đường huyết, tăng bài tiết ínuslin trong cơ thể và tăng độ nhảy cảm của tế bào với các phân tử insulin
- Có tác dụng chống oxy hoá, từ đó giúp tăng sức đề kháng và phòng ngừa các khối u
Biện pháp sử dụng Bụp giấm (hay còn gọi là Hồng hoa hoặc Actiso đỏ)
Thành phần của bụp giấm bao gồm các chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể, trong đó quan trọng đối với bệnh máu nhiễm mỡ là Senegal- thành phần này đã được chưng minh qua các nghiên cứu là có tác dụng điều hoà cholesterol trong máu giúp làm giảm huyết áp. Bên cạnh đó, thành phần Hibithocin có trong bụp giấm cũng làm ổn định các chỉ số mỡ máu và đưa nó trở về mức cân bằng, ngoài ra còn làm tăng chỉ số HDL- đây là loại cholesterol tốt cho sức khoẻ của con người.
Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi đưa đến cho độc giả về căn bệnh Máu nhiễm mỡ, mong rằng qua bài viết này, quý độc gỉa đã được cung cấp nhiều kiến thức hơn về căn bệnh này và có thể đưa ra các biện pháp phòng tránh cũng như nhận biết được bệnh sớm để có những phương pháp điều trị dễ dàng.
Cám ơn độc giả đã đón đọc, chúc bạn nhiều sức khoẻ!