Bệnh rụng tóc Pelade: Nguyên nhân, Dấu hiệu nhận biết, Cách điều trị

Bệnh rụng tóc Pelade là tình trạng phổ biến diễn ra ở rất nhiều đối tượng hiện nay, xuất hiện ở cả nam và nữ với các biểu hiện mảng da đầu thiếu tóc có các kích thước khác nhau, gây mất thẩm mỹ cho bệnh nhân. Để tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Bệnh rụng tóc Pelade là gì?

Bệnh rụng tóc Pelade còn có tên gọi khác là rụng tóc từng mảng theo vùng. Đây là một căn bệnh tự miễn với các biểu hiện là một vài hoặc đám tóc rụng thành từng mảng hình tròn trên da đầu. Tại các vùng này da nhẵn như là sẹo, tóc rụng hết hoặc chỉ để lại các đốm lấm tấm đen. Ngoài ra một số trường hợp lông tóc ở những khu vực khác cũng bị rụng như râu, lông mày, lông mi và lông ở da tay, da chân.

Bệnh rụng tóc Pelade có thể xuất hiện ở cả nam và nữ. Độ tuổi xuất hiện nhiều nhất là từ 15 đến 45 tuổi, hiếm gặp hơn ở người già và hầu như không xuất hiện ở trẻ em. Bệnh này thường gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của bệnh nhân, khiến chủ thể mất tự tin trong giao tiếp. Bệnh rụng tóc Pelade được coi là một căn bệnh khó để điều trị. Để điều trị được hiệu quả và dứt điểm, bạn cần đi thăm khám sớm cũng như loại bỏ được nguyên nhân gây rụng tóc.

Bệnh rụng tóc Pelade có nguy hiểm không?

Bệnh rụng tóc Pelade xuất hiện đột ngột khiến rất nhiều bệnh nhân lo lắng tự đặt câu hỏi căn bệnh này có nguy hiểm không. Trên thực tế bệnh rụng tóc Pelade không để lại vết sẹo nào, không nguy hiểm và cũng không có khả năng lây lan sang người khác. Tuy nhiên bệnh có thể để lại các hệ quả như khiến người bệnh thấy mất tự tin, mặc cảm về ngoại hình của mình. Khi mắc bệnh rụng tóc Pelade, da đầu bị loang lổ, xuất hiện các vùng không có tóc lấm tấm gây mất thẩm mỹ.

Người mắc bệnh rụng tóc Pelade luôn cảm thấy căng thẳng, stress, rất ngại giao tiếp, đối diện với người khác. Họ thường sẽ tìm đến các biện pháp giúp mọc tóc lại như cấy tóc hoặc mang tóc giả.

Bệnh rụng tóc Pelade không kéo dài vĩnh viễn nhưng cũng xuất hiện khá lâu, thường từ một đến vài năm tùy theo cơ địa của bệnh nhân. Nếu nghiêm trọng hơn căn bệnh này cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh khác liên quan đến sức khỏe.

Nguyên nhân gây rụng tóc Pelade

Nguyên nhân gây rụng tóc Pelade
Nguyên nhân gây rụng tóc Pelade

Xác định được nguyên nhân gây rụng tóc Pelade là vô cùng quan trọng. Điều này sẽ giúp cho quá trình điều trị đạt được hiệu quả cao nhất. Nếu xác định sai nguyên nhân, tự ý đi mua thuốc mà không có chỉ dẫn của bác sỹ kết quả mang lại sẽ không có, thậm chí còn gây nên nhiều hậu quả khôn lường.

Cho đến nay các chuyên gia vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây nên bệnh rụng tóc Pelade, mới chỉ có các yếu tố được cho là liên quan đến căn bệnh này như yếu tố di truyền, do sự rối loạn nội tiết tố, căng thẳng stress hoặc các bệnh liên quan đến suy giảm chức năng hệ miễn dịch:

  • Miễn dịch qua trung gian tế bào: Đây là một trong những cơ chế quan trọng bảo vệ của cơ thể dưới sự hoạt động của tế bào Lympho T, tấn công lại các tế bào bất thường đã bị nhiễm virus hoặc tế bào lạ, chuyển chúng thành các tự kháng thể và tiêu diệt. Khi cơ thể bị rối loạn miễn dịch, khả năng phân biệt nang tóc không còn, miễn dịch sẽ tự loại bỏ các tế bào này khiến tóc không còn nguồn cung cấp dinh dưỡng phát triển.
  • Cơ chế di truyền: các nghiên cứu về bệnh rụng tóc Pelade cho thấy nếu người thân đã từng mắc chứng rụng tóc từng vùng thì nguy cơ của thế hệ sau mắc bệnh cao hơn so với người bình thường.
  • Sự phân bố dây thần kinh và mạch máu: khi dây thần kinh xung quanh nang tóc thay đổi, có thể ảnh hưởng, gây ra các biểu hiện ngứa ngáy, đau tức, châm chích vùng da đầu và dẫn đến rụng tóc bởi thiếu nguồn nuôi dưỡng.
  • Do virus, khói bụi môi trường: các yếu tố bên ngoài có thể là nguyên nhân gây rụng tóc thành từng mảng như virus hay tiếp xúc với bụi bẩn vi khuẩn ngoài môi trường hoặc chấn thương da đầu và các vùng da khác khiến cho nang tóc bị tổn thương, nhiễm trùng.

Dấu hiệu nhận biết bệnh rụng tóc Pelade

Dưới đây là các triệu chứng điển hình có thể nhận biết bị rụng tóc Pelade:

  • Tóc rụng thành từng vùng, không chỉ da đầu mà các vùng có lông tóc khác như lông mày, chân tay, lông mi, cằm đều có hiện tượng rụng lông, rụng tóc. Lông tóc thường đột ngột, rụng ở các vùng này khiến cho vùng da trở nên nhẵn bóng, các sợi tóc có thể mọc lại chỉ ngắn 2 đến 3 mm, có màu trắng hoặc trắng xám, thậm chí còn không mọc.
  • Tóc rụng toàn bộ: một tỷ lệ rất nhỏ các bệnh nhân mắc phải bệnh rụng tóc Pelade có triệu chứng rụng toàn bộ tóc, 5% bệnh nhân có thể hoàn toàn da đầu, 1% bệnh nhân rụng trên tất cả các bộ phận khác.
  • Có các dấu hiệu khác thường trên móng tay móng chân:  bệnh nhân mắc bệnh rụng tóc Pelade thường có các vấn đề khác nhau về móng tay, móng chân. Thông thường móng sẽ có biểu hiện rõ xuất hiện các nếp gấp, vết hằn, các rãnh, hai móng tay thường bị xước, bị tách ra, có thể có một vài chấm đỏ.

Cách trị bệnh rụng tóc Pelade

Dùng thuốc

Tiêm Corticoid
Tiêm Corticoid

Liệu Pháp corticosteroid: Đây là phương pháp được chỉ định đối với các bệnh nhân có diện tích tóc rụng nhiều, trên nửa da đầu:

  • Uống Corticoid: theo đơn của bác sĩ, mỗi ngày dùng 40mg, sau 5 ngày giảm xuống mỗi ngày 5mg.
  • Bôi Corticoid: tùy theo cơ địa, đặc điểm nhạy cảm của vùng da bác sĩ sẽ có chỉ dẫn sử dụng nồng độ Corticoid dạng bôi phù hợp. Biện pháp này thường được sử dụng cho bệnh nhân là trẻ em.
  • Tiêm Corticoid: thường được sử dụng đối với bệnh nhân nặng và cần phải tiêm hàng tháng.

Tuy nhiên, tiêm Corticoid không được khuyến cáo nhiều vì có thể xảy ra rất nhiều tác dụng phụ. Hơn nữa tác dụng điều trị của phương pháp này không bền vững thường, chỉ có công dụng trong một thời gian ngắn, bệnh nhân thường tái phát sau khi ngừng dùng thuốc.

Miễn dịch tiếp xúc tại chỗ: bác sĩ sẽ sử dụng một số loại thuốc bôi trực tiếp cho vùng da đầu có tóc bị rụng. Chúng là các chất gây mẫn cảm điều trị vùng da bị viêm dị ứng. Các chất thường được sử dụng như diphencyprone chlorine, dinitrochlorobenzene,…

Không dùng thuốc

  • Phương pháp PUVA: thường được sử dụng cho các bệnh nhân có nguyên nhân là xuất phát từ vẩy nến. Đối với vùng da đầu sẽ sử dụng dung meladinine  0,1%, đối với vùng da toàn thân sử dụng methyl psoralen.
  • Xung huyết da: đây là phương pháp kích thích mọc tóc ngay tại vùng bị rụng bằng cách sử dụng các hóa chất như dầu Cade trong Vaseline, axit axetic trong dung dịch Hoffman  hoặc cồn iốt để tạo lực ép lên da. Đây là phương pháp sử dụng tại chỗ và có hiệu quả cao đối với những bệnh nhân nặng tự nhiên. Phương pháp này đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề kỹ thuật cao, nếu không rất dễ khiến da đầu bị tổn thương, bị phỏng.

Chẩn đoán bệnh rụng tóc Pelade

Bệnh rụng tóc Pelade thường đường chẩn đoán từ bác sĩ dựa trên tình trạng bệnh, dấu hiệu bên ngoài. Sau khi lấy mẫu da, kiểm tra dưới kính hiển vi để xác định chính xác và tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Thông thường mất khoảng 3 tháng để xác định được nguyên nhân chính xác của bệnh rụng tóc pelade. Các bác sĩ còn phải quan sát và theo dõi xem tóc con có mọc lại hay không rồi mới có thể tiến hành các bước điều trị sau tiếp. Nếu như tóc mọc lại thì hoàn toàn không có gì đáng lo ngại. Trong thời gian chờ đợi tóc mọc lại, bệnh nhân không được sử dụng hóa chất hay tạo kiểu cho tóc khiến điều trị không hiệu quả.

Review kinh nghiệm chữa rụng tóc từng mảng

Kinh nghiệm sử dụng mè đen để điều trị rụng tóc từng mảng

Sử dụng mè đen để điều trị rụng tóc từng mảng
Sử dụng mè đen để điều trị rụng tóc từng mảng

Trong mè đen có chứa rất nhiều protein, Lipit, sắt cùng với các Vitamin nhóm B rất tốt cho sự phát triển của tóc nên rất nhiều bệnh nhân sử dụng mè đen để chữa bệnh rụng tóc. Phương pháp này vô cùng đơn giản nhưng cho hiệu quả rất tuyệt vời. Cách thực hiện như sau:

Gội sạch da đầu, thấm cho khô bớt. Lấy dầu mè đen thoa lên chân tóc đặc biệt là các vùng da đầu có tóc bị rụng. Lấy khăn sạch ủ khoảng 30 phút sau đó gội sạch đầu lại với nước. Mỗi tuần thực hiện từ 2 đến 3 lần.

Mẹo trị rụng tóc từng mảng bằng vitamin B1

Khoa học đã chứng minh Vitamin B1 có khả năng làm chậm sự oxi hóa, cung cấp độ ẩm, làm giảm tổn thương và gãy rụng tóc. Các review cho thấy sử dụng Vitamin B1 có hiệu quả cao trong điều trị rụng tóc thành từng mảng. Cách thực hiện như sau:

Lấy 10 viên B1 cho vào nước ấm, hòa tan, cho thêm dầu gội đầu trộn với. Sau đó làm ướt tóc, thoa hỗn hợp lên trên chân tóc, massage nhẹ nhàng 3 phút. Lấy khăn sạch ủ trong vòng 15 phút, sau đó rửa sạch đầu lại với nước và dùng thêm kem xả để tóc thêm mượt. Mỗi tuần thực hiện 2 lần, sau khoảng 1 đến 2 tháng áp dụng kết quả sẽ cải thiện rõ rệt.

Điều trị rụng tóc bằng tỏi

Điều trị rụng tóc bằng tỏi
Điều trị rụng tóc bằng tỏi

Trong tinh dầu tỏi chứa nhiều Glyxin có công dụng kháng khuẩn, chống viêm, làm giảm tình trạng gãy rụng và viêm nang tóc. Bên cạnh đó các vitamin B, E và hàm lượng chất chống oxy hóa cao có trong tỏi giúp nuôi dưỡng tóc mềm mượt hơn, kích thích tóc mọc dài. Các bước chăm sóc tóc rụng bằng tỏi như sau:

Lấy 1 đến 2 củ tỏi xay nhuyễn. Lấy nước cốt, sau đó làm sạch tóc, massage nước ép tỏi lên trên nang tóc khoảng 5 phút, gội sạch đầu lại với nước. Mỗi tuần làm từ 2 đến 3 lần để đạt hiệu quả cao nhất.

Bị rụng tóc Pelade khám ở đâu?

Khi bị rụng tóc, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng các phương pháp điều trị không rõ nguồn gốc để thực hiện hoặc sử dụng luôn các thuốc kích thích mọc tóc mà không xác định được nguyên nhân. Bạn nên đến cơ sở y tế chuyên môn đảm bảo an toàn và có uy tín để khám chữa kịp thời.

Bệnh rụng tóc Pelade có tự khỏi được không?

Bệnh rụng tóc Pelade rất khó để điều trị, căn bệnh này không hề đơn giản. Đối với các trường hợp nhẹ, bệnh có thể diễn biến từ một đến vài năm sau đó khỏi. Tuy nhiên các trường hợp nặng việc điều trị rất khó khăn, hiệu quả điều trị thấp. Chính vì vậy bệnh nhân nên đi khám xác định được đúng nguyên nhân để điều trị tận gốc, dứt điểm.

Trên đây là các kiến thức cơ bản về bệnh rụng tóc Pelade, từ biểu hiện, nguyên nhân khiến các phương pháp điều trị phổ biến hiện nay. Hy vọng các bạn đã có thêm những kinh nghiệm bổ ích để có thể điều trị dứt điểm căn bệnh này.

Xem thêm: Hé lộ sự thật về viên uống giảm rụng tóc Erocante: Có tốt như lời đồn?

BÌNH LUẬN (1)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *