Da đầu có nhiều vảy trắng là bệnh gì? Nguyên nhân, Cách điều trị

Gàu hay những vảy trắng bám trên da đầu luôn khiến chị em cảm thấy bực bội, khó chịu, kém tự tin mỗi khi ra đường. Vậy da đầu có những vảy trắng này có nguy hiểm không, nguyên nhân xuất phát từ đâu và những giải pháp nào là hợp lý để xử lý tình trạng này, chúng tôi sẽ hỗ trợ giúp đỡ các bạn thông qua bài viết dưới dây.

Da đầu có nhiều vảy trắng
Da đầu có nhiều vảy trắng

Da đầu có nhiều vảy trắng là dấu hiệu của bệnh gì?

Bệnh á sừng

  • Bệnh á sừng da đầu là tình trạng viêm da cơ địa, da đầu xuất hiện những vảy trắng, thậm chí là những mảng trắng bong tróc và hình thành sừng trên da đầu. Bệnh á sừng chủ yếu xuất hiện vào mùa đông, tuy nhiên bệnh lại mang tính dai dẳng, thường hay tái phát đi tái phát lại nhiều lần và chuyển sang giai đoạn mãn tính.
  • Bất kì người nào, dù ở độ tuổi nào đều có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Tuy nhiên, bệnh chỉ xuất hiện với những người thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, bẩn, nấm mốc, những người không vệ sinh da đầu sạch sẽ hay tiền sử gia đình có những người mắc các bệnh viêm da, eczema, chàm, vảy nến, dị ứng, hen,… hoặc những người có cơ địa và làn da nhạy cảm. Những người cơ thể khỏe mạnh, chăm sóc và giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ thì rất hiếm khi gặp phải căn bệnh này. Do đó, tuy tỉ lệ bệnh này ở nước ta khá phổ biến nhưng chúng ta cũng không cần quá lo lắng hay hoảng sợ.
  • Bệnh á sừng không có khả năng lây nhiễm từ người sang người. Do đó, dù tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh, bạn cũng không cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm. Đây không phải căn bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến tính mạng hay sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, căn bệnh này sẽ kéo dài dai dẳng, gây khó chịu, ngứa ngáy và mất thẩm mỹ, mất tự tin đối với người mắc phải. Nếu để lâu không điều trị, bệnh sẽ lan khắp da đầu, xuống cả trán, gáy, sau tai và mặt. Do đó, nếu phát hiện các triệu chứng của bệnh, bạn cần ngay lập tức đến các cơ sở da liễu uy tín để khám và điều trị càng sớm càng tốt, tránh để bệnh lây lan nhanh sẽ càng khó khăn trong việc điều trị hơn và có khả năng người bệnh sẽ phải sống chung với bệnh á sừng cả đời.

Các triệu chứng điển hình của bệnh á sừng là:

  • Vảy trắng đóng thành từng mảng trên da đầu. Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường dễ nhầm lẫn những vảy trắng này là gàu. Tuy nhiên, nếu soi gương và nhìn kĩ, chúng ta sẽ thấy vảy trắng của bệnh á sừng xếp lên san sát nhau, khi bong sẽ bong theo từng mảng chứ không nhỏ và bụi như gàu.
Bệnh á sừng khiến da đầu có nhiều vảy trắng
Bệnh á sừng khiến da đầu có nhiều vảy trắng
  • Da đầu có cảm giác khô và ngứa ngáy. Bệnh thường xuất hiện vào mùa đông, do đó việc da đầu bị khô lâu ngày sẽ kích thích tuyến bã nhờn bài tiết dầu làm cho da càng trở nên nhờn rít và ẩm ướt, tình trạng ngứa trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, dù rất khó chịu, chúng ta cũng không nên gãi hoặc chà xát quá mạnh vào vùng da bị bệnh. Điều đó sẽ khiến tình trạng viêm trầm trọng hơn, dễ lan sang các vùng da lành và có nguy cơ cao gặp phải bệnh nhiễm trùng.
  • Các lớp vảy trắng khi bong ra sẽ thấy xuất hiện các lớp sừng đỏ đùn lên trên bề mặt da, da đầu khi ấy rất nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương nếu phải chịu tác động từ môi trường bên ngoài. Thông thường, các lớp sừng sẽ xếp chồng lên nhau thành các mảng đỏ trên da đầu.
  • Trong quá trình bị bệnh, rụng tóc sẽ thường xuyên diễn ra do nang tóc bị tổn thương, không còn đủ chắc khỏe để giữ tóc cũng như mọc lên tóc mới. Nang tóc suy yếu, các chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng tóc cũng giảm, tóc trở nên yếu ót và dễ gãy rụng.

Bệnh á sừng có triệu chứng tương đối rõ ràng và dễ nhận biết. Tuy nhiên, lại dễ nhầm lẫn với bệnh vẩy nến, gây khó khăn cho việc điều trị nếu bị chẩn đoán sai lệch. Do đó, nếu các bạn gặp phải các triệu chứng trên thì nên đến các cơ sở y tế và bệnh viện uy tín để khám và chẩn đoán chính xác, điều trị kịp thời.

Viêm da tiết bã nhờn.

  • Bệnh viêm da tiết bã là bệnh mạn tính, đặc trưng bởi hình ảnh da đỏ, tróc vảy thành từng mảng, khi gãi sẽ thấy các vảy màu xám trắng bong ra, dễ nhầm lẫn với gàu thông thường.
  • Bệnh hay gặp vào mùa thu – đông, da đầu khô dẫn đến tăng tiết bã nhờn trên da làm cho da bị viêm và dẫn đến đỏ, bong tróc.
  • Đây là bệnh rất phổ biến ở các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước có khí hậu nhiệt đới ẩm như Việt Nam. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, ở bất kì người nào. Theo thống kê, có đến 2 – 5% dân số mắc phải căn bệnh này và tỷ lệ này ngày càng có xu hướng gia tăng do tình trạng ô nhiễm môi trường cũng như khí hậu nóng lên toàn cầu.
Viêm da tiết bã nhờn gây ra tình trạng da đầu có nhiều vảy trắng
Viêm da tiết bã nhờn gây ra tình trạng da đầu có nhiều vảy trắng
  • Bệnh không có khả năng lây nhiễm và cũng không ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy, đau rát và gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Do đó, việc phát hiện bệnh càng sớm càng tốt và điều trị phù hợp rất quan trọng để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.
  • Bệnh viêm da tiết bã thường do rối loạn quá trình tái tạo da dẫn đến các tế bào sừng bong tróc nhanh hơn khiến chúng bị kết dính lẫn lộn với nhau tạo thành từng mảng. Ngoài ra, việc vệ sinh da đầu không sạch sẽ, da đầu bị nhiễm nấm, vi khuẩn cũng có thể gây nên tình trạng này. Tỷ lệ thanh thiếu niên bước vào tuổi dậy thì mắc phải căn bệnh này sẽ cao hơn so với những người khác do tuyến bã nhờn hoạt động mạnh.
  • Bệnh tương đối dễ chẩn đoán và nhận biết nhưng ở những giai đoạn đầu của bệnh, thường rất dễ nhầm lẫn với bệnh vảy nến và nấm da đầu. Do đó, nếu cảm thấy da đầu ngứa rát, cộm lên thành từng mảng đỏ và bên trên có vảy xám trắng, khô thì nên đến các cơ sở y tế, phòng khám da liễu để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Không nên tự nghe đồn đoán, tự mua thuốc về điều trị sẽ khiến bệnh trở nên nặng và khó chữa hơn.

Tham khảo thêm: [Bật mí] Các cách trị gàu cho nam giới tại nhà hiệu quả mà nhanh nhất

Bệnh vẩy nến

  • Bệnh vảy nến cũng là 1 bệnh viêm da mạn tính thường gặp, liên quan đến các yếu tố gen và rối loạn miễn dịch . Bệnh có các triệu chứng điển hình thường gặp như các mảng đỏ sần, cộm lên trên da, phía trên có các vảy màu trắng, khô, có nhiều lớp chồng lên nhau và khi bong có màu bạc giống giọt nến.
  • Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi và ở bất kì người nào, biểu hiện của bệnh cũng rất đa dạng tùy thuộc vào thời gian và tình trạng nhiễm bệnh. Bệnh có khả năng di truyền nhưng không phải ai mắc bệnh vảy nến cũng có người thân trong gia đình từng bị hay không phải cứ bố mẹ bị bệnh thì con cũng sẽ bị bệnh. Thông thường, trong gia đình có người từng mắc bệnh vảy nến thì nguy cơ đời sau của con cháu mắc bệnh sẽ cao hơn so với những người bình thường khác.
  • Bệnh không gây ảnh hưởng đến tính mạng hay sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, nếu không điều trị, bệnh sẽ cứ diễn biến dai dẳng, kéo dài gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tâm lý của người bệnh.
  • Thông thường, bệnh sẽ không gây ngứa hoặc gây ngứa ít, đa phần người bệnh sẽ chỉ cảm giác khó chịu, bứt rứt. Bệnh liên quan đến cơ chế miễn dịch của cơ thể, do đó sẽ khó có thể điều trị dứt điểm được bệnh mà chỉ có thể điều trị triệu chứng nên có khả năng người bệnh sẽ phải chung sống với căn bệnh này cả đời. Vậy nên, nếu phát hiện bản thân mắc phải căn bệnh này, bạn hãy đến các phòng khám da liễu hoặc bệnh viện uy tín để được điều trị kịp thời, giảm thiểu các triệu chứng cũng như tình trạng dai dẳng của bệnh.

Bệnh nấm da đầu

Tình trạng nấm cũng có thể khiến da đầu có nhiều vảy trắng
Tình trạng nấm cũng có thể khiến da đầu có nhiều vảy trắng
  • Bệnh nấm da đầu là tình trạng da đầu bị viêm nhiễm do các loại nấm khác nhau gây nên, có các triệu chứng điển hình như da đầu xuất hiện những mảng màu trắng, đóng vảy khiến cho người bệnh có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và khi chà xát mạnh trên da đầu như gãi thì sẽ xuất hiện rất nhiều gàu.
  • Bệnh nấm da đầu có thể gặp ở bất kì lứa tuổi nào, ở bất kì đối tượng nào nhưng thường trẻ em sẽ có nguy cơ bị bệnh cao hơn so với người lớn.Những người sống ở vùng nông thôn sẽ có khả năng bị bệnh cao hơn so với thành thị. Bệnh có khả năng lây truyền giữa người với người hay người – động vật. Do đó, phải luôn giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho thú cưng cũng như sử dụng các đồ dùng cá nhân riêng biệt nếu xung quanh bạn có người mắc nấm.
  • Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng hay sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên sẽ gây cảm giác khó chịu và mất thẩm mỹ nghiêm trọng cho những người mắc phải nó. Nếu mắc phải bệnh này, cần phải chữa trị càng sớm càng tốt tránh cho tình trạng viêm lan rộng, nặng hơn và gây ra các biến chứng như sẹo, rụng tóc vĩnh viễn.
  • Các triệu chứng của bệnh nấm da đầu khá điển hình nhưng ở giai đoạn đầu, thường khiến mọi người nhầm lẫn, chủ quan và dễ dàng bỏ qua nó, không điều trị kịp thời và để lại những hậu quả nặng nề. Bệnh thường tiến triển bắt đầu từ nhiều gàu, ngứa thường xuyên. Sau đó, sẽ xuất hiện các nốt mụn đỏ hoặc các nốt sần nằm rải rác trên da đầu, sau đó sẽ lan rộng ra tạo thành các mảng da đóng vảy màu trắng. Tóc sẽ rụng nhiều và thưa thớt dần, có thể tự rụng dù bạn không hề tác động gì vào tóc. Khi xuất hiện mụn mủ, da đầu sưng phồng, đau rát tức là bệnh của bạn đã tiến triển ở giai đoạn nặng và cần điều trị ngay nếu không sẽ để lại những hậu quả vô cùng nặng nề. Ngoài ra, nếu bạn có cơ địa nhạy cảm, bạn sẽ có cảm giác mệt mỏi toàn thân, đôi khi sốt, đau đầu, chóng mặt và xuất hiện hạch.
  • Các bệnh liên quan đến da đầu thường có triệu chứng lâm sàng khá giống nhau, nhất là khi bệnh còn đang ở giai đoạn đầu. Do đó, không nên tự ý mua thuốc hoặc bôi thuốc nếu chưa có sự chẩn đoán của bác sĩ. Việc dùng thuốc bừa bãi, không đúng bệnh có thể làm cho bệnh diễn biến nặng hơn và gây khó khăn cho công tác điều trị sau này.

Tham khảo thêm: Dầu gội trị nấm da đầu Haicneal: Tác dụng, Cách dùng, Giá bán

Da đầu có nhiều vảy trắng có nguy hiểm không?

Như các thông tin được đề cập ở trên, da đầu có nhiều vảy trắng sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng hay sức khỏe của người bệnh. Thông thường, da đầu nhiều gàu sẽ liên quan đến đặc trưng của da đầu, thời tiết hoặc do các bệnh lý như nấm, vảy nến, viêm da tiết bã nhờn, bệnh á sừng gây nên. Tuy nhiên, những tình trạng này thường kéo dài dai dẳng, lâu dài, ít khi tự khỏi nếu không điều trị kịp thời gây cảm giác khó chịu cho người bệnh và để lại những hậu quả ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ như sẹo hay rụng tóc vĩnh viễn. Do đó, ngay khi phát hiện ra bệnh hay có các triệu chứng điển hình của bệnh cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để được khám và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân khiến da đầu có nhiều vảy trắng

Dị ứng với dầu gội là một nguyên nhân khiến da đầu có nhiều vảy trắng
Dị ứng với dầu gội là một nguyên nhân khiến da đầu có nhiều vảy trắng

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho da đầu tự nhiên có nhiều gàu thành từng mảng hoặc có nhiều vảy trắng.

  • Thứ nhất, có thể do bạn bị dị ứng với 1 sản phẩm dầu gội, dầu xả hoặc chăm sóc tóc chuyên biệt nào đó. Nếu da đầu bạn bị ngứa, đỏ và bong tróc biểu bì thành từng vảy trắng sau khi sử dụng hóa chất uốn, nhuộm hay các loại keo xịt tóc thì có khả năng bạn đã bị kích ứng với các hoạt chất có trong sản phẩm mà bạn sử dụng. Thông thường hóa chất có trong các sản phẩm uốn, nhuộm có tính tẩy khá mạnh, do đó nếu bạn có làn da nhạy cảm thì sẽ rất dễ kích ứng với các thành phần đó.
  • Thứ 2, gội đầu không thường xuyên, vệ sinh da đầu không sạch sẽ khiến cho các tế bào chết trên da đầu không ngừng tăng sinh gây nên gàu. Bên cạnh đó, dầu nhờn tiết ra nhiều, môi trường ẩm ướt sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn, nấm sinh sôi và phát triển gây nên các bệnh lý về da đầu như Viêm da tiết bã nhờn, nấm da đầu, bệnh vảy nến.
  • Thứ 3, thời tiết giao mùa, hanh khô sẽ khiến cho da đầu bị khô dẫn tới các tế bào chết trên lớp biểu bì bong tróc nhiều hơn và gây ra gàu.
  • Thứ 4, chế độ ăn uống không đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho da đầu như kẽm hay các vitamin A, D, E, K,.. khiến cho da đầu bị khô và mất nước, tế bào chết bong tróc nhiều hơn dẫn tới gàu. Bên cạnh đó, việc ăn quá nhiều đồ chiên rán hay các thực phẩm giàu chất béo sẽ làm cho tuyến bã nhờn tăng tiết hoạt động, gây bít tắc lỗ chân lông và gây viêm.
  • Thứ 5, do mắc phải các bệnh lý về da đầu như viêm da tiết bã nhờn, bệnh nấm da đầu, bệnh vảy nến, bệnh á sừng, chàm,… Nguyên nhân gây ra các bệnh này thông thường sẽ do thói quen sinh hoạt của bệnh nhân cũng như ảnh hưởng từ môi trường ô nhiễm, khí hậu bên ngoài hoặc cũng có thể do tiếp xúc với các nguồn lây, đặc biệt là bệnh nấm da đầu.

Cách điều trị da đầu có nhiều vảy trắng

Dùng thuốc Tây Y

Mỗi 1 bệnh lý về da đầu có sẽ có phác đồ điều trị khác nhau và riêng biệt, các thuốc được kê đơn để sử dụng cũng sẽ có sự chênh lệch.

Sử dụng Griseofulvin để trị da đầu có nhiều vảy trắng
Sử dụng Griseofulvin để trị da đầu có nhiều vảy trắng

Đối với bệnh nấm da đầu và 1 vài bệnh viêm da đầu khác, thông thường bệnh nhân sẽ được kê đơn sử dụng thuốc chống nấm Griseofulvin uống trong vòng 6 đến 8 tuần và sử dụng kết hợp cùng các loại thuốc diệt nấm phổ biến như Terbinafine, Itraconazole, Fluconazole, Ketoconazole, Ciclopirox, Pyrithione, Selenium Sulfit… nhưng thời gian điều trị ngắn hơn, thường từ 2 – 4 tuần.

Đối với bệnh vảy nến, thường sử dụng các loại thuốc như dẫn xuất vitamin D3, acid salicylic, retinol, glucocorticoid, retinoid,… để điều trị tại chỗ các trường hợp từ nhẹ đến trung bình. Nếu tình trạng trở nên nặng hơn sẽ được chỉ định điều trị toàn thân bằng các loại thuốc như Cyclosporine, Methotrexate, Sulfasalazine,…

Đối với bệnh á sừng, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc bôi để điều trị á sừng như acid salicylic, gentrizone, fucicort,.. để kháng viêm và làm giảm các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, nếu điều trị không tốt dẫn tới nhiễm trùng và nhiễm nấm thứ phát thì sẽ phải sử dụng thêm các loại thuốc kháng sinh và thuốc kháng nấm điều trị kết hợp theo chỉ định của bác sĩ.

Việc sử dụng thuốc Tây y cần phải hết sức cẩn trọng và tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ có thể xảy ra. Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không dùng để thay thế các đơn trị liệu của bác sĩ, người bệnh khi phát hiện ra các triệu chứng cần phải đến khám và điều trị tại các cơ sở uy tín, bệnh viện da liễu trên toàn quốc để được chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp. Các bệnh lý về da đầu triệu chứng thường khá giống nhau và dễ nhầm lẫn nên tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc tại nhà, nhất là các sản phẩm thuốc được kê theo đơn.

Tham khảo thêm: [Chia sẻ] 3 cách trị nấm da đầu bằng muối đơn giản, hiệu quả tại nhà

Dùng các phương pháp dân gian

Hiện nay, bên cạnh các biện pháp dùng thuốc, các phương pháp dân gian cũng rất được ưa chuộng vì tính đơn giản, tiện lợi, chi phí rẻ. Tuy hiệu quả mà các phương pháp này đem lại sẽ không cao nhưng lại an toàn hơn nhiều so với dùng thuốc Tây y, sẽ không có các tác dụng phụ và an toàn với những làn da nhạy cảm, dễ kích ứng.

Thứ nhất, sử dụng giấm táo để trị gàu.

Sử dụng giấm táo trị nấm da đầu hiệu quả
Sử dụng giấm táo trị nấm da đầu hiệu quả
  • Các enzym có trong giấm táo được chứng minh có công dụng tốt trong việc diệt nấm, diệt vi khuẩn trên da đầu. Do đó, có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm tốt đối với cả những trường hợp bị gàu do bệnh lý.
  • Cách thực hiện rất đơn giản: Bạn chỉ cần pha khoảng 50ml giấm táo trong 50ml nước vào trong 1 bình xịt. Sau khi gội đầu sạch sẽ bằng dầu gội đầu, bạn sử dụng dung dịch vừa pha xịt đều lên tóc, những chỗ nhiều gàu, viêm hay nấm thì xịt nhiều và mát xa nhẹ nhàng cả da đầu để dưỡng chất được thẩm thấu sâu vào trong tóc. Sau đó sử dụng mũ chụp đầu hoặc khăn quấn chặt tóc lại, ủ trong khoảng 10 – 15 phút rồi đi xả lại tóc với nước sạch hoặc dầu xả.

Thứ 2, Sử dụng lá trầu không để trị gàu.

Lá trầu không trong dân gian có hàm lượng tinh dầu tương đối cao cùng với các thành phần như Tanin, Flavonoid,.. có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm và kháng viêm rất tốt. Do đó, các bệnh lý liên quan đến da đầu cũng như các tình trạng da đầu nhờn, bẩn do ô nhiễm và khí hậu khi sử dụng lá trầu không đem lại hiệu quả tương đối cao.

Cách thực hiện:

  • Lá trầu không đem đi rửa sạch, có thể ngâm trong nước muối để loại sạch vi khuẩn trên lá.
  • Xay nhuyễn lá, sau đó lọc lấy nước, bỏ bã rồi cho vào 1 cái bình xịt nhỏ hoặc cho vào 1 cái tô to.
  • Sau khi gội đầu sạch sẽ bằng dầu gội đầu, xịt hoặc thấm đều hỗn hợp lên tóc, xoa đều từ chân tới ngọn, thấm kĩ những phần da đầu bị nấm, viêm hay nhiều gàu, mát xa nhẹ nhàng da đầu trong khoảng 10 – 15’.
  • Sau đó sử dụng mũ chụp đầu hoặc khăn quấn chặt tóc lại, ủ trong khoảng 10 – 15 phút rồi đi xả lại tóc với nước sạch hoặc dầu xả.

Thứ 3, dùng chanh tươi để trị gàu.

Tính acid trong chanh giúp kháng khuẩn, diệt nấm và điều chỉnh độ pH hiệu quả. Do đó, chanh cũng được dùng trong việc hỗ trợ tình trạng dầu nhờn, nhiễm khuẩn, nhiễm nấm trên da đầu.

Cách thực hiện:

  • Vắt 1 – 2 quả chanh vào bát, gạn bỏ hạt. Sau khi gội đầu sạch sẽ bằng dầu gội thường dùng, thấm đều nước cốt chanh lên tóc, mát xa liên tục trong vòng 3 – 5 phút để dưỡng chất được thấm đều và ủ trong khoảng 10 – 15 phút rồi gội lại đầu bằng nước sạch.
  • Có thể kết hợp 1 ml nước cốt chanh tươi với khoảng 200ml nước sạch làm nước gội đầu, thực hiện song song với bước ở trên.
  • Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ tuần, sau khoảng 1 tháng bạn sẽ có mái tóc sạch gàu, thơm mát, bóng khỏe.

Thứ 4, sử dụng lô hội ( nha đam ) để trị gàu.

Sử dụng nha đam trị nấm da đầu rất tốt và an toàn
Sử dụng nha đam trị nấm da đầu rất tốt và an toàn

Lô hội vốn được biết đến nhiều với công dụng phục hồi và dưỡng ẩm da, chống lão hóa. Tuy nhiên, lô hội còn có tính kháng khuẩn và kháng viêm rất tốt, giúp làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu, nóng rát trên da đầu.

Cách thực hiện: Bẹ nha đam sau khi lấy về, rửa sạch, gọt vỏ xanh bên ngoài, chỉ lấy phần thịt bên trong. Sau đó xay hoặc ép với nước sạch, bỏ bã sẽ thu được gel nha đam.

Sử dụng gel nha đam thấm đều lên tóc sau khi gội đầu và ủ trong vòng 5 – 10 phút rồi gội lại với nước sạch. Có thể kết hợp sử dụng gel nha đam cùng với mật ong hoặc tinh dầu olive.

Ngoài các cách nêu trên, có rất nhiều phương pháp dân gian khác có thể được sử dụng như sử dụng muối, tỏi, tinh dầu olive, tinh dầu bưởi, cây chó đẻ, cây hương nhu,… Các phương pháp dân gian này có ưu điểm là lành tính, dịu nhẹ, an toàn và tiện lợi. Tuy nhiên chỉ dùng để điều trị các trường hợp bị gàu thông thường và gàu do bệnh lý ở giai đoạn nhẹ, không có tác dụng đặc trị cao. Do đó, nếu sử dụng phương pháp thiên nhiên này 1 thời gian mà không đem lại hiệu quả hoặc bệnh tiến triển nặng hơn cần đi bác sĩ da liễu để được khám, tư vấn và điều trị.

Cách ngăn ngừa da đầu có nhiều vảy trắng

  • Vệ sinh da đầu cũng như cơ thể sạch sẽ. Bên cạnh đó, không gian sống và các đồ dùng cá nhân, thú cưng như chó, mèo cũng cần được vệ sinh thường xuyên để không tiềm ẩn các loại vi khuẩn cũng như nguy cơ lây nhiễm nấm.
  • Ăn nhiều rau, củ quả và uống nhiều nước mỗi ngày.
  • Chăm chỉ tập thể dục thể thao để tăng sức đề kháng.
  • Hạn chế các chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá.
  • Hạn chế gội đầu vào buổi đêm và không để đầu ướt khi đi ngủ.
Hạn chế gội đầu vào ban đêm để ngăn ngừa da đầu có nhiều vảy trắng
Hạn chế gội đầu vào ban đêm để ngăn ngừa da đầu có nhiều vảy trắng

Một số lưu ý khi da đầu có nhiều vảy trắng

  • Bên cạnh các phương pháp được đề cập ở trên, kết hợp sử dụng các loại dầu gội trị gàu phù hợp với da đầu của mình.
  • Khi gội đầu, không chà xát quá mạnh vào da đầu, chỉ mát xa nhẹ nhàng trên da tránh các tổn thương lan rộng và trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Khi cảm thấy da đầu có dấu hiệu mắc phải các bệnh lý như nấm da đầu, bệnh vẩy nến, viêm da tiết bã,.. cần đến ngay các cơ sở uy tín, các bệnh viện da liễu để được chẩn đoán chính xác, khám và điều trị kịp thời. Các phương pháp thiên nhiên chỉ giúp hỗ trợ chứ không thay thế điều trị.

Tham khảo thêm: [Chia sẻ] Trị gàu bằng Aspirrin cực kì hiệu quả và đơn giản

Da đầu có nhiều vảy trắng có tự khỏi không?

  • Da đầu có nhiều vảy trắng có thể tự khỏi hay không phụ thuốc rất nhiều vào nguyên nhân gây ra gàu. Nếu nguyên nhân là do thay đổi thời tiết, khói bụi, khí hậu hay do kích ứng, bạn chỉ cần chịu khó chăm chỉ vệ sinh da đầu hơn, chuyển sang sử dụng các loại dầu gội dịu nhẹ và phù hợp hơn với da đầu, có thể kết hợp thêm các phương pháp dân gian tại nhà thì có thể ngăn ngừa được tình trạng gàu trên da.
  • Tuy nhiên, nếu những vảy trắng trên da đầu là do tình trạng bệnh lý như nấm, chàm, vảy nến, á sừng,… thì gần như sẽ không thể tự khỏi. Nếu như bạn không điều trị, tình trạng trên da đầu sẽ chỉ trở nên trầm trọng hơn mà thôi.

Da đầu có nhiều vảy trắng khi nào cần gặp bác sĩ?

Bạn sẽ cần gặp bác sĩ nếu bạn cảm thấy da đầu mình gàu rất nhiều, liên tục, dù bạn đã đổi dầu gội đầu tình trạng cũng không thuyên giảm. Bên cạnh đó, da đầu thường xuyên ngứa rát, rụng tóc nhiều, có thể nổi 1 vài cái mụn đỏ hoặc bạn sờ thấy những nốt sần trên da đầu. Khi đó, có khả năng da đầu bạn đã bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm và bạn cần gặp bác sĩ để có phác đồ điều trị rõ ràng, sử dụng thuốc đặc trị mới có thể chấm dứt tình trạng này.

BÌNH LUẬN (1)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *