Sử dụng Corticosteroid để làm giảm sẹo lồi là một phương pháp đang được khá nhiều người biết đến hiện nay. Loại Corticosteroid thông dụng nhất hiện nay để điều trị sẹo lồi là Triamcinolone acetonide. Hoạt chất này là thành phần chính của rất nhiều thuốc và một trong số đó là Pharmacort. Hôm nay, chúng tôi xin được giải đáp tất cả các thắc mắc về loại thuốc này: Pharmacort là gì? Có tác dụng gì? Mua ở đâu, Giá bao nhiêu?
Mục lục
- 1 Thuốc Pharmacort là gì?
- 2 Thuốc Pharmacort có tác dụng gì?
- 3 Cách sử dụng thuốc Pharmacort
- 4 Chỉ định của thuốc Pharmacort
- 5 Thuốc tiêm sẹo lồi Pharmacort có tác dụng phụ không?
- 6 Chống chỉ định của thuốc Pharmacort
- 7 Tương tác với các thuốc và sản phẩm khác
- 8 Một số lưu ý khi sử dụng
- 9 Cách xử trí khi quên liều quá liều
- 10 Thuốc Pharmacort có dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú không?
- 11 Thuốc tiêm sẹo lồi Pharmacort giá bao nhiêu?
- 12 Thuốc Pharmacort 80mg mua ở đâu?
Thuốc Pharmacort là gì?
Pharmacort là thuốc thuộc nhóm hormon, nội tiết tố, được bào chế dưới dạng hỗn dịch, đóng gói trong hộp cotton màu vàng, mỗi hộp gồm 5 ống tiêm 2ml.
Thuốc được sản xuất và đăng ký bởi Pharmatex Italia S.R.L, Ý và được Cục quản lý Dược phẩm cấp phép lưu hành tại Việt Nam năm 2008.
Hoạt chất chính tạo nên tác dụng của Pharmacort là Triamcinolone acetonide – một glucocorticoid bán tổng hợp. Đây là dẫn xuất của triamcinolone, có tác dụng rất mạnh, mạnh hơn triamcinolone và mạnh gấp prednisone 8 lần.
Thuốc Pharmacort có tác dụng gì?
Các Glucocorticoid đều có các tác dụng như:
- Giảm đau, chống viêm, ức chế miễn dịch
- Giữ muối, nước
- Ức chế alpha 2-macroglobulin, tăng cường hoạt động của collagenase. Do đó, làm tăng quá trình thoái hóa collagen từ đó giúp giảm sẹo lồi.
Cách sử dụng thuốc Pharmacort
Cách dùng
- Tác dụng toàn thân: Tiêm bắp sâu vào cơ mông
- Tác dụng tại chỗ: Tiêm trực tiếp vào khoang hoạt dịch, gân, nang,..
Liều dùng
Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh bác sĩ sẽ kê thuốc phù hợp. Thông thường khoảng cách sử dụng là từ 1-5 lần/1 lần, mỗi lần 1 ống tiêm.
Chỉ định của thuốc Pharmacort
Pharmacort được dùng trong việc điều trị, kiểm soát, phòng chống và cải thiện các bệnh, hội chứng và triệu chứng sau:
- Các trường hợp viêm xương – khớp nặng: viêm khớp, viêm hoạt dịch, viêm đốt sống,…
- Điều trị các loại bệnh viêm, tự miễn khác: viêm mõm cầu lồi, vảy nến nặng.
- Pemphigus
- Hội chứng Steven Johnson
- Phù mạch
- Sẹo lồi
- Liken phẳng
- Hội chứng Hamman – Rich
- Ức chế các phản ứng viêm sau các thủ thuật răng.
Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng phối hợp với các thuốc khác trong điều trị suy tim, xơ gan cổ trướng.
Thuốc tiêm sẹo lồi Pharmacort có tác dụng phụ không?
Khi sử dụng kéo dài Pharmacort có thể dẫn đến một số tác dụng phụ tại chỗ như sau:
- Mất sắc tố vùng da tiêm thuốc (tình trạng này có thể kéo dài từ 6-12 tháng)
- Xung quanh chỗ tiêm có thể xảy ra giãn mạch và teo nhẽo cơ.
- Các tác dụng phụ toàn thân có thể xảy ra khi sử dụng Pharmacort là:
- Hội chứng Cushing
- Loét dạ dày – tá tràng
- Giữ muối, nước gây phù
- Giảm đào thải K+, Ca2+, dẫn đến nguy cơ cao gây tăng K+ huyết, tăng Ca2+ huyết.
- Teo cơ, teo da
- Đau bụng, rối loạn tiêu hóa
- Chậm lành vết thương, bầm tím lâu khỏi,dễ bị nhiễm trùng
- Lông phát triển nhanh
- Đau đầu, chóng mặt, lơ mơ
- Kinh nguyệt không đều
- Ức chế vỏ thượng thận – tuyến yên gây suy thượng thận.
- Tăng glucose máu
- Xương trở nên giòn, dễ gãy
- Chậm phát triển, bất thường thai nhi
Trên đây là danh sách các tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng Pharmacort. Đây có thể chưa phải đầy đủ các tác dụng phụ có thể xảy ra. Những tác dụng phụ này có thể xảy ra, nhưng không phải lúc nào cũng xảy ra. Một số tác dụng phụ có thể hiếm nhưng nghiêm trọng. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu như các tác dụng phụ này xuất hiện và kéo dài. Nếu bạn nhận thấy bất kì một tác dụng phụ nào khác không được liệt kê ở trên, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để nhận được tư vấn y tế.
Chống chỉ định của thuốc Pharmacort
- Dị ứng với Triamcinolone acetonide hoặc với bất kỳ thành phần tá dược nào khác có trong thuốc.
- Các trường hợp nhiễm trùng nặng: Nhiễm khuẩn toàn thân, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm nấm, nhiễm virus hoặc nhiễm lao
- Bệnh nhân có hệ miễn dịch bị suy giảm: Bệnh nhân HIV, đái tháo đường,…
- Các trường hợp xuất huyết do vỡ tiểu cầu vô căn.
Ngoài ra, không nên sử dụng Pharmacort trong các trường hợp sau: phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ em dưới 5 tuổi, người bị bệnh động kinh, trẻ sơ sinh, người bệnh loãng xương, người mắc các bệnh nhue loét dạ dày – tá tràng, suy thận,…
Tương tác với các thuốc và sản phẩm khác
Nếu bạn đang sử dụng sản phẩm khác không kê đơn cùng lúc, tác dụng của Pharmacort có thể thay đổi. Điều này có thể làm gia tăng các phản ứng phụ hoặc khiến thuốc hoạt động không bình thường. Pharmacort có thể tương tác với các sản phẩm sau: Aminoglutethimide, Amobarbital, Vitamin C, Aspirin, Carbamazepine, Furosemide, Gentamicin, Lofexidine….
Một số lưu ý khi sử dụng
Trước khi được kê đơn phải báo cho bác sĩ các loại thuốc, thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng (ví dụ: vitamin, thảo dược bổ sung,…), các phản ứng dị ứng, các bệnh đang mắc và tình trạng sức khỏe hiện tại (ví dụ: mang thai, sắp phẫu thuật,…). Một số tình trạng sức khỏe có thể khiến bạn chịu nhiều tác dụng phụ của thuốc hơn.
Sử dụng đúng theo đơn của bác sĩ.
Không lái xe hoặc sử dụng máy móc trong quá trình sử dụng thuốc
Báo ngay cho bác sĩ biết nếu bạn bị dị ứng hydrocortisone.
Nếu sử dụng Pharmacort để giảm sẹo lồi thì khi tiêm phải thực hiện đúng kĩ thuật. Tiêm vào tận lớp nhú bì nơi mà chất collagenase được tạo ra.
Ngoài ra, nên lưu ý rằng, việc điều trị sẹo lồi chỉ có ý nghĩa về mặt thẩm mỹ, về mặt y khoa sẹo lồi là lành tính, không đem lại nguy hiểm cho cơ thể. Và hiện nay, thực sự chưa có một phương pháp nội khoa nào chắc chắn có thể xóa sạch được sẹo lồi giúp vùng da bị sẹo trở về như ban đầu. Các biện pháp trị liệu có thể làm sẹo mềm, phẳng hơn và nhỏ hơn nhưng không hề mất đi. Do đó, nên cân nhắc khi sử dụng.
Không tiêm thuốc vào miệng vết thương hở, nơi bị nhiễm trùng, không tiêm trong da hoặc là tiêm vào đường tĩnh mạch.
Cách xử trí khi quên liều quá liều
Quên liều
Tần suất sử dụng Pharmacort rất thấp, 1-2 tháng/ 1 lần. Do đó, quên liều cũng là một việc hoàn toàn có thể xảy ra thường xuyên. Quên liều làm giảm khá nhiều hiệu quả điều trị, xử trí quên liều là một việc hết sức quan trọng. Cũng như các loại thuốc khác, khi quên sử dụng sản phẩm đúng thời gian hãy dùng ngay sau khi nhớ ra. Nếu thời gian bạn nhớ ra đã quá gần liều kế tiếp thì bỏ qua liều đó, dùng liều kế tiếp. Tuyệt đối không tự ý tăng liều để bù lại liều thuốc đã quên. Bạn có thể đặt lịch cố định để sử dụng, điều này sẽ giúp tránh khỏi việc quên liều.
Quá liều
Các trường hợp sử dụng quá liều thường rất ít xảy ra do thuốc được bào chế dưới dạng thuốc tiêm. Tuy nhiên, khi thấy người bệnh dùng thuốc quá liều với các biểu hiện như chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, hôn mê,… Gọi ngay cho trung tâm y tế để bệnh nhân nhận được cấp cứu và điều trị kịp thời.
Thuốc Pharmacort có dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú không?
Thuốc rất không an toàn với thai nhi và em bé. Do đó, không sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Thuốc tiêm sẹo lồi Pharmacort giá bao nhiêu?
Hiện nay, giá của một hộp sản phẩm gồm 5 ống tiêm 2ml là khoảng 300.000 đồng. Giá thành có thể chênh lệch lên xuống từng cơ sở kinh doanh.
Thuốc Pharmacort 80mg mua ở đâu?
Pharmacort có bán ở hầu hết các bệnh viện, nhà thuốc và phòng khám tư nhân trên toàn quốc.
Nhìn chung, các thuốc chứa Corticosteroid (hay còn gọi là glucocorticoid vừa nói ở trên) đều có tác dụng rất tốt trong điều trị các phản ứng viêm và giảm sẹo lồi. Tuy nhiên, tác dụng phụ của các loại thuốc này cũng khá nhiều, Pharmacort cũng không phải ngoại lệ. Do đó, nếu tình trạng viêm chưa quá nặng hoặc chưa cần thiết phải điều trị ngay thì không nên sử dụng. Không tự ý mua thuốc để tự điều trị ở nhà, chỉ điều trị bằng thuốc này khi đã có chỉ định của bác sĩ. Hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi sử dụng nhé! Chúc các bạn thành công!
Xem thêm:
[Review] Gel trị sẹo Hiruscar có trị được sẹo trên mặt không?
Phương pháp cắt đáy sẹo trong điều trị sẹo rỗ lâu năm
[Hướng dẫn A-Z] 5 Cách Trị Sẹo Bằng Nghệ Tươi Nhanh Nhất Hiện Nay
bài viết giúp tôi nhận định sâu hơn về tiêm sẹo Pharmacort, cám ơn dược sĩ đã chia sẻ
Bác sĩ cho tôi hổi bệnh vảy nến tiêm thuốc này có được k a.