Bất kì tổ chức, cơ quan nào của cơ thể nếu bị tổn thương đều có một quá trình phục hồi tự nhiên để sửa chữa. Làn da cũng không ngoại lệ. Và sẹo chính là kết quả của sự phục hồi ấy khi tổn thương trên da nặng nề, để lại trên da những vết sẹo rỗ, sẹo lồi hay sẹo phì đại. Bài viết sẽ trình bày chi tiết về loại sẹo được mọi người khá quan tâm: Sẹo rỗ.
Mục lục
- 1 Sẹo rỗ (lõm) là gì?
- 2 Phân loại sẹo rỗ (lõm)
- 3 Nguyên nhân gây sẹo rỗ (sẹo lõm)
- 4 Sẹo rỗ (sẹo lõm) có điều trị dứt điểm được không?
- 5 Các phương pháp trị sẹo rỗ (sẹo lõm) tại nhà hiệu quả
- 5.1 Sử dụng thuốc trị sẹo lõm
- 5.2 Trị sẹo rỗ (sẹo lõm) lâu năm tại nhà bằng mặt nạ từ các nguyên liệu thiên nhiên
- 5.3 Trị sẹo rỗ (sẹo lõm) lâu năm tại nhà từ vitamin E
- 5.4 Điều trị sẹo rỗ bằng các cách tăng sinh collagen
- 5.5 Điều trị sẹo rỗ bằng thuốc Đông y gia truyền
- 5.6 Trị sẹo rỗ (sẹo lõm) với phương pháp chuyên sâu
- 5.7 Điều trị sẹo rỗ bằng phương pháp bóc tách sẹo (Subcision)
- 5.8 Điều trị sẹo rỗ với phương pháp Laser Fractional CO2
- 5.9 Điều trị sẹo rỗ bằng công nghệ Serum Công nghệ Gen 2.0
- 6 Cách phòng ngừa sẹo rỗ (sẹo lõm)
Sẹo rỗ (lõm) là gì?
Để hiểu rõ về khái niệm sẹo rỗ, ta cùng điểm qua một vài cấu tạo đặc trưng của da nhé.
Ảnh minh họa:
Da có cấu tạo 3 lớp: Biểu bì, trung bì và hạ bì. Mỗi lớp có những thành phần khác nhau, thể hiện chức năng đặc trưng.
Lớp biểu bì: gồm những tế bào xếp sít nhau, là hàng rào bảo vệ đầu tiên của cơ thể, chống lại sự xâm nhập của các tác nhân có hại như virus, vi khuẩn hay độc tố. Các tế bào luôn sản sinh thay thế nhau, hình thành tế bào mới và loại bỏ tế bào chết, hay còn gọi là quá trình sừng hóa, giúp da luôn tươi mới.
Lớp trung bì: Điển hình của lớp trung bì là sự có mặt của 2 loại sợi – collagen và elastin. Sợi collagen có chức năng liên kết, giúp các mô kết dính với nhau bền vững, săn chắc. Bên canh đó elastin dẻo dai mang lại độ đàn hồi cho làn da.
Lớp hạ bì: Chứa lượng mỡ nhiều hay ít tùy vị trí trên cơ thể, có tác dụng bảo vệ cơ quan bên trong.
Khi lớp biểu bì bị tổn thương, các tế bào nhanh chóng được tái tạo để liền vết thương mà không để lại dấu vết gì. Tuy nhiên những tổn thương sâu hơn đến lớp trung bì và hạ bì thường để lại sẹo nếu ta không biết cách chăm sóc.
Như vậy, sẹo rỗ (hay còn gọi là sẹo lõm) là tổn thương trên da tạo thành các vết, rãnh hay hố thấp hơn so với bề mặt da, hình thành khi các sợi collagen và elastin ở lớp trung bì bị đứt gãy không hồi phục. Kích thước và hình dạng sẹo tùy thuộc vào mức độ tổn thương.
Phân loại sẹo rỗ (lõm)
Việc phân biệt các loại sẹo rỗ rất cần thiết để chọn được phương pháp điều trị thích hợp.
Dựa vào hình dáng, sẹo rỗ được chia làm ba loại chính:
- Sẹo rỗ chân đá nhọn (Ice pick scar)
Đây là loại sẹo phổ biến nhất, chiếm tỉ lệ 70% sẹo rỗ. Sẹo rỗ chân đá nhọn có dạng chữ V, khá sâu (độ sâu thường lớn hơn 0,05mm) và hẹp (đường kính sẹo không quá 2mm). Nhìn qua sẹo như vết bị vật nhọn đâm vào.
Sẹo thường gặp ở những người hay nặn mụn (mụn trứng cá, mụn đầu đen, mụn đầu trắng), nang mụn bị phá vỡ dẫn đến nhiễm trùng nặng lỗ chân lông, làm tổn thương sợi collagen ở lớp trung bì.
- Sẹo lõm đáy vuông (Boxcar scar)
Sẹo lõm đáy vuông rất dễ nhận dạng với các đặc điểm: dạng hố, nhìn như đáy hộp, tương đối bằng. Đường kính sẹo từ 2-4 mm, sâu 1.5mm.
Loại sẹo này xuất hiện khi lượng collagen không đủ để sửa chữa vết thương, thường gây ra do thủy đậu, nặn mụn không đúng cách, chiếm khoảng 20% lượng sẹo rỗ.
- Sẹo lõm hình lượn sóng/ Sẹo lõm bị xơ hóa (Rolling scar)
Là sẹo có dạng hố tròn, giống hình lượn sóng, bề mặt gồ ghề và có kích thước lớn nhất trong 3 loại sẹo, đường kính trung bình 4-5 mm.
Sẹo hình thành khi các mụn bọc, mụn nang lớn không được xử lý gây hoại tử tế bào dẫn đến tổn thương sâu các lớp dưới biểu bì.
Sẹo lõm hình lượn sóng chiếm 10%, thường gây nhiều khó khăn trong điều trị.
Nguyên nhân gây sẹo rỗ (sẹo lõm)
Những tác nhân chính gây nên tình trạng sẹo rỗ có thể kể đến là: mụn trứng cá, mụn thủy đậu, mụn đầu đen.
Sẹo rỗ do mụn trứng cá
Mỗi người đều ít nhiều bị mụn trứng cá. Thông thường nếu không tác động đến, mụn sẽ tự rụng và phục hồi về trạng thái da ban đầu sau thời gian nhất định tùy cơ địa. Tuy nhiên, thói quen nặn mụn không vệ sinh, hay thường xuyên chạm, sờ vào mụn khiến viêm nhiễm nặng, mụn sưng to, gây đỏ, đau thậm chí đứt gãy các sợi collagen, elastin gây sẹo lõm.
Sẹo rỗ do thủy đậu
Thủy đậu là loại bệnh do virus gây ra mà ai cũng khó tránh khỏi. Các vết mụn nước sau thủy đậu luôn là nỗi lo lớn bởi mụn có kích thước khá lớn, mọc rải rác khắp cơ thể nên quá trình phục hồi diễn ra chậm hơn. Đặc biệt nếu không biết cách chăm sóc và phòng tránh, vùng da tổn thương rất dễ để lại sẹo rỗ với mật độ dày.
Sẹo rỗ do mụn đầu đen
Sẹo rỗ do mụn đầu đen có kích thước nhỏ nhưng lại xuất hiện nhiều do việc nặn mụn thường xuyên, không vệ sinh.
Ngoài những nguyên nhân kể trên, sẹo rỗ còn hình thành khi da bị chấn thương, bị áp xe, viêm nang lông mà không điều trị hợp lý.
Sẹo rỗ (sẹo lõm) có điều trị dứt điểm được không?
Đây là thắc mắc của nhiều người khi bị sẹo rỗ. Như đã biết, sẹo rỗ xuất hiện khi đứt gãy, tổn thương các sợi ở lớp trung bì, rất khó để nối lại dẫn đến việc điều trị dứt điểm là rất khó khăn, mà các phương pháp hiện nay chưa đạt được. Tuy nhiên, tình trạng sẹo rỗ (lõm) có thể được cải thiện đáng kể nếu bạn áp dụng phương pháp tiên tiến, hiệu quả.
Các phương pháp trị sẹo rỗ (sẹo lõm) tại nhà hiệu quả
Khi mới bắt đầu hình thành sẹo là thời điểm thích hợp để hạn chế sự phát triển của nó. Lúc này trị tại nhà được xem là việc cần thiết giúp cải thiện đáng kể tình trạng da sau này. Bạn có thể tham khảo các cách sau:
Sử dụng thuốc trị sẹo lõm
Sử dụng thuốc được coi là cách tiện lợi mà hiệu quả nhanh nhất trị sẹo lõm tại nhà. Các loại thuốc đặc trị sẹo rỗ được dùng phổ biến hiện nay là:
- Kem trị sẹo rỗ Scar Esthetique
- Kem trị sẹo Scar Rejuvalis
- Kem trị sẹo Hiruscar
- Kem trị sẹo Contractubex
- Kem trị sẹo Mederma Advanced
- Kem trị sẹo rỗ Orlavi Scargel
Các loại kem được bán tại các quầy thuốc, bạn nên hỏi ý kiến của các nhân viên y tế trước khi mua dùng, đặc biệt thực hiện đúng theo hướng dẫn sử dụng, tránh dùng quá liều gây tổn thương da nặng hơn.
Trị sẹo rỗ (sẹo lõm) lâu năm tại nhà bằng mặt nạ từ các nguyên liệu thiên nhiên
Ngoài cách sử dụng thuốc thì sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên không chỉ cải thiện tình trạng sẹo rỗ (sẹo lõm) mà còn cung cấp nhiều dưỡng chất cho da.
Các nguyên liệu chế mặt nạ bạn có thể ưu tiên lựa chọn là khoai tây kết hợp bột yến mạch, rau má, nha đam, bột trà xanh, tinh bột nghệ.
Cách làm rất đơn giản, bạn có thể dùng trực tiếp hoặc xay nhuyễn thành hỗn hợp rồi đặc đắp lên vùng da cần điều trị, và luôn nhớ làm sạch da trước và sau khi đắp mặt nạ nhé.
Phương pháp này yêu cầu bạn phải thực hiện thường xuyên, lâu dài để đạt hiệu quả mong muốn.
Trị sẹo rỗ (sẹo lõm) lâu năm tại nhà từ vitamin E
Vitamin E được coi là một trong những “công cụ” dưỡng da được ưu tiên hàng đầu của chị em phụ nữ. Ngoài ra vitamin E còn được chứng minh có tác dụng trị sẹo rỗ (sẹo lõm) lâu năm.
Các cách trị sẹo rỗ bằng vitamin E thông thường:
- Thoa vitamin E nguyên chất lên vùng sẹo
- Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên chứa vitamin E (bơ, đu đủ, cà chua) đắp trực tiếp hoặc sau khi xay nhuyễn.
- Bổ sung qua chế độ ăn: uống vitamin E, ăn thực phẩm, rau xanh chứa vitamin E (cách này tác dụng chậm hơn hai cách trên)
Lưu ý: Không được lạm dụng vitamin E.
Điều trị sẹo rỗ bằng các cách tăng sinh collagen
Việc tác động làm tăng sinh collagen làm đầy lớp trung bì, cải thiện độ lõm của sẹo.
Theo chuyên gia da liễu, không nên thoa trực tiếp collagen lên da dễ gây kích ứng, sưng đỏ. Vì vậy, có thể hỗ trợ tăng sinh collagen hiệu quả bằng những cách sau:
- Uống viên collagen: đây là cách nhanh nhất, trực tiếp cung cấp collagen cho cơ thể.
- Bổ sung collagen qua chế độ ăn: ăn các thực phẩm giàu collagen như rau xanh, chân gà, trứng, uống nhiều nước chanh, cam. Bên cạnh đó bổ sung các chất dinh dưỡng khác như vitamin C, omega 3 để kích thích tổng hợp collagen.
- Lựa chọn loại thuốc, kem trị sẹo có tác dụng tăng sinh collagen phù hợp, theo chỉ dẫn của chuyên gia.
Điều trị sẹo rỗ bằng thuốc Đông y gia truyền
Thuốc Đông y gia truyền là một dạng bào chế từ các dược liệu, cây thuốc cổ truyền. Thuốc trị sẹo rỗ chủ yếu là các dạng thuốc bôi, tác động vào lớp da làm bong da, tái tạo các lớp mới giúp cải thiện da.
Hiện nay có rất nhiều cơ sở Đông y gia truyền giả mạo, sử dụng nguyên liệu giả, không có tác dụng mà còn tác động ngược lại da, chọn địa chỉ uy tín sẽ giúp bạn tránh “tiền mất tật mang”.
Trị sẹo rỗ (sẹo lõm) với phương pháp chuyên sâu
Hiện nay công nghệ tiên tiến giúp trị sẹo rỗ (sẹo lõm) với phương pháp chuyên sâu, cải thiện 80-90% tình trạng sẹo. Tuy nhiên, dù sử dụng phương pháp nào bạn cũng phải khám da, tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi đưa ra lựa chọn.
Điều trị sẹo rỗ bằng phương pháp bóc tách sẹo (Subcision)
Phương pháp này tác động đến chân sẹo bằng cách đâm xuyên một kim nhỏ qua bề mặt da, làm tách rời chân sẹo, nhấc bề mặt da tạo khoảng cách để tái tạo, làm đầy sẹo.
Ưu điểm: Cắt đứt chân sẹo, điều trị sẹo từ sâu bên trong, giảm tối đa tỉ lệ tái phát.
Nhược điểm:
- Gây đau, có thể chảy máu do dùng vật nhọn tác động lên da. (Thường được cải thiện bằng thuốc tê)
- Yêu cầu chuyên môn kĩ thuật cao. Chỉ những người có kinh nghiệm mới có thể cắt triệt để, chính xác chân sẹo.
Điều trị sẹo rỗ với phương pháp Laser Fractional CO2
Cơ chế của phương pháp là sử dụng năng lượng mạnh của tia Laser CO2 tạo những đường dẫn để cung cấp yếu tố tăng trưởng trực tiếp đến lớp hạ bì, mà không cần tác động đến lớp biểu bì hay vùng xung quanh. Các yếu tố tăng trưởng cùng với nhiệt độ cao kích thích sinh collagen làm đầy sẹo.
Phương pháp này được sử dụng phổ biến bởi những ưu điểm vượt trội:
- An toàn, không tác động cơ học đến da nên không gây đau hay chảy máu.
- Làm đầy sẹo nhanh chóng, hiệu quả điều trị cao chỉ trong thời gian ngắn.
- Giúp se khít lỗ chân lông, chống lão hóa da.
Tuy nhiên, vì chân sẹo chưa được tách nên có những trường hợp sẹo được làm đầy vẫn có thể lõm trở lại. Bạn nên cân nhắc ưu nhược điểm này trước khi tiến hành điều trị.
Điều trị sẹo rỗ bằng công nghệ Serum Công nghệ Gen 2.0
Serum công nghệ Gen 2.0 là một yếu tố tăng trưởng giúp tái tạo làn da qua việc kích thích sản sinh collagen. Các công nghệ hiện đại như lăn kim, laser khi kết hợp với Serum công nghệ Gen 2.0 giúp đưa yếu tố này đến vị trí tổn thương, cải thiện đáng kể tình trạng sẹo lõm. Ngoài ra serum cũng có tác dụng đẩy nhanh quá trình lành vết thương.
Cách phòng ngừa sẹo rỗ (sẹo lõm)
Cuối cùng, bạn nên lưu ý cho mình cách phòng ngừa để tránh xuất hiện những vết sẹo rỗ mất thẩm mỹ sau:
- Điều trị mụn đúng cách: Vệ sinh da sạch sẽ, không nặn mụn, hạn chế chạm vào mụn. Nếu tình hình mụn không cải thiện không tùy tiện sử dụng thuốc điều trị mà phải đi khám da liễu.
- Có một chế độ ăn hợp lý: uống nhiều nước, bổ sung vitamin và các chất dinh dưỡng cần thiết, hạn chế ăn đồ ăn cay nóng hay các chất kích thích (cafein, rượu, bia, thuốc lá)
- Rèn luyện thói quen tốt cho da: vệ sinh da mặt thường xuyên, chăm sóc da bằng cách dưỡng ẩm hay đắp mặt nạ.
- Khám da định kỳ kịp thời phát hiện những tổn thương da.
Mong rằng sau khi đọc bài viết này, bạn biết thêm những cách chăm sóc da hiệu quả để sẹo rỗ không còn là nỗi lo sợ nữa.