Review top 8 cách trị sẹo thâm ở chân đơn giản mà hiệu quả tại nhà

Có thể nói, sẹo luôn là đối thủ của sắc đẹp. Dù sẹo hình thành ở đâu cũng đều gây mất thẩm mỹ và khiến chúng ta phải tìm mọi cách xóa bỏ chúng. Một trong những vấn đề về sẹo được quan tâm nhất đó chính là sẹo thâm ở chân. Chúng tạo nên một khuyết điểm lớn không chỉ với chị em phụ nữ mà còn với phái nam. Hiện nay đã xuất hiện rất nhiều phương pháp trị sẹo từ cách truyền thống đến hiện đại.

Tuy nhiên, các phương pháp tự nhiên vẫn luôn được ưu tiên hàng đầu không chỉ bởi tính an toàn, hiệu quả mà còn tiết kiệm được chi phí và dễ thực hiện. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tới các bạn một số cách trị sẹo thâm ở chân bằng phương pháp tự nhiên được áp dụng phổ biến và hiệu quả nhất. Hãy cùng theo dõi nhé!

Nguyên nhân hình thành sẹo thâm ở chân

Sẹo thâm ở chân được hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau như bị côn trùng đốt ( muỗi, kiến,…), bị ngã, bị bỏng, những vết sau khi bị thủy đậu,…

Khi gặp các tổn thương sâu dưới lớp trung bì của da khiến cấu trúc tế bào bị phá vỡ, các sợi Collagen mới sẽ được kích thích tăng sinh để thay thế vùng da đã bị tổn thương. Tuy nhiên, quá trình này thường kèm theo sự sản sinh quá mức của sắc tố da melanin khiến vùng da mới này bị thâm đen lại. Đồng thời, các tổ chức da mới hình thành rất yếu và nhạy cảm, khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và các tác nhân từ môi trường bên ngoài sẽ dễ dàng trở nên thâm sạm hơn.

Ngoài ra, những vùng da bị tổn thương có hệ miễn dịch rất yếu nên dễ bị nhiễm khuẩn, dẫn đến vết thương lâu lành. Nếu để lâu mà không điều trị, chăm sóc, các sợi collagen và sợi đàn hồi sẽ bị ảnh hưởng, sẹo hình thành có thể bị lồi hoặc lõm, da không còn trơn láng đồng thời bị mất cảm giác và trở nên sẫm màu hơn.

Hầu hết các tổn thương ở chân đều có nguy cơ hình thành sẹo thâm do ít được chú ý và chăm sóc. Các vết sẹo này tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại làm mất tính thẩm mỹ, khiến làn da không còn trắng mịn và đều màu, từ đó làm bản thân cảm thấy tự ti hơn, đặc biệt với những cô nàng thường xuyên mặc váy, quần short,…

Xem thêm: [Review] Gel trị sẹo Hiruscar có trị được sẹo trên mặt không?

Nguyên tắc trị sẹo thâm ở chân

Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng mức độ sẹo hình thành là do cơ địa từng người. Tuy nhiên, hầu hết những vết sẹo trên da đều được quyết định bởi cách điều trị, chăm sóc từ chúng ta. Để quá trình trị sẹo thâm ở chân đạt hiệu quả cao nhất thì các bạn nên tuân theo một số nguyên tắc sau.

Trị sẹo càng sớm càng tốt

Đây là nguyên tắc đầu tiên chúng ta cần lưu ý. Ngay khi xuất hiện các vết thương trên da, chúng ta đã phải dùng các biện pháp để ngăn chặn sự hình thành của sẹo thâm như thoa kem, uống thuốc,… Điều này sẽ tác động đến các sợi collagen làm lành vết thương giúp hạn chế tối đa việc sẹo bị thâm sạm, lồi hoặc lõm. Nếu bạn để lâu mà không điều trị, các vết sẹo sẽ trở nên chai lì, các tế bào da đã trở nên thô cứng và rất khó điều trị. Lúc này dù dùng nhiều biện pháp thì cũng rất khó đạt hiệu quả.

Dùng các dược liệu tự nhiên

Hiện nay xuất hiện rất nhiều phương pháp trị sẹo thâm tiên tiến. Tuy nhiên việc dùng các dược liệu tự nhiên vẫn luôn được khuyến khích áp dụng. Phương pháp này không chỉ mang lại hiệu quả cao mà còn đảm bảo an toàn cho vết thương cũng như sức khỏe của chúng ta. Ngoài ra, phương pháp này cũng giúp tiết kiệm chi phí và có thể thực hiện dễ dàng tại nhà.

Các dược liệu bạn có thể dùng để điều trị sẹo thâm ở chân là nha đam, rau má, hành tây đỏ, mật ong, tinh bột nghệ,… Tuy nhiên, vì đây là những nguyên liệu tự nhiên có hoạt tính nhẹ nên chỉ phát huy tác dụng khi dùng cho sẹo đang trong quá trình hình thành thôi nhé!

Chăm sóc da chân mỗi ngày

Thông thường, chúng ta luôn chủ quan với những vết thương nhỏ ở chân mà không hề biết rằng việc chăm sóc da chân mỗi ngày như thoa kem chống nắng, kem dưỡng ẩm,… sẽ giúp hạn chế được tình trạng thâm sạm và đẩy nhanh quá trình điều trị sẹo trên da. Ngoài ra, các bạn cũng cần lưu ý bảo vệ vết thương khỏi các tác nhân bên ngoài để tránh bị viêm nhiễm, ảnh hưởng tới quá trình lành sẹo của các tế bào.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần theo dõi tình trạng của vết sẹo mỗi ngày. Nếu da phản ứng tốt thì khả năng điều trị sẹo chắc chắn sẽ thành công. Còn nếu da có biểu hiện xấu thì bạn nên xem xét và thay đổi phương pháp điều trị để tránh bị ảnh hưởng lâu dài.

Các phương pháp trị sẹo thâm ở chân bằng phương pháp tự nhiên

Dưới đây là một số phương pháp trị sẹo thâm ở chân được áp dụng phổ biến và mang lại hiệu quả tốt nhất. Các bạn có thể tham khảo, áp dụng cho mình những phương pháp phù hợp nhất để mau chóng loại bỏ được những vết sẹo thâm “đáng ghét” đó nhé!

Dùng nha đam trị sẹo thâm

Dùng nha đam trị sẹo thâm
Dùng nha đam trị sẹo thâm

Nha đam (còn gọi là lô hội) là một nguyên liệu được sử dụng rất phổ biến không chỉ trong các công thức làm trắng da mà còn dùng để trị sẹo thâm rất hiệu quả. Trong nha đam có chứa các thành phần vitamin A, B1, C, E nên có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, ngăn cản sự xâm nhập của các loại vi khuẩn có hại vào vết sẹo, kích thích tái tạo tế bào mới, tăng tính đàn hồi cho da giúp loại bỏ tình trạng sẹo thâm.

Ngoài ra, nha đam còn có tác dụng cấp ẩm, dưỡng sáng, ngăn chặn sự hình thành của nếp nhăn và quá trình lão hóa da, giúp bạn có một làn da tươi trẻ, mịn màng không còn dấu hiệu của sẹo thâm.

Cách trị sẹo thâm bằng nha đam nguyên chất: cách này đơn giản và dễ thực hiện nhất, không cần pha trộn nhiều loại nguyên liệu mà vẫn đem lại hiệu quả trong trị sẹo thâm:

Bước 1: bạn chọn lá nha đam tươi, không quá già hoặc quá non, gọt sạch lớp vỏ màu xanh và phần gai bên ngoài để lấy phần thịt bên trong. Sau đó bạn cắt thành những lát mỏng hoặc xay nhuyễn đều được.

Bước 2: rửa sạch vùng da có sẹo bằng nước ấm. Đắp gel nha đam lên kết hợp với massage nhẹ nhàng.

Bước 3: thư giãn khoảng 15-20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.

Tần suất thực hiện: bạn nên thực hiện hằng ngày để nhanh chóng đạt hiệu quả cao nhé!

Cách trị sẹo thâm bằng nha đam và nước vo gạo: rất ít bạn biết rằng, nước vo gạo có tác dụng tốt trong việc trị sẹo thâm. Với thành phần chính là các vitamin nhóm B cùng các khoáng chất thiết yếu, nước vo gạo giúp làm mềm và mịn da, loại bỏ tình trạng thâm sạm, làm mờ sẹo,… Kết hợp nước vo gạo với nha đam sẽ tạo thành một công thức tuyệt vời để trị sẹo thâm, mang lại cho bạn một làn da mịn màng, trắng sáng và trẻ trung hơn.

Bước 1: Bạn để yên nước vo gạo khoảng 1 giờ để phần cám gạo lắng xuống bên dưới rồi gạn bỏ phần nước bên trên thu được phần cặn ở đáy. Lá nha đam gọt sạch vỏ, xay nhuyễn rồi trộn đều với phần cám gạo.

Bước 2: rửa sạch vùng da có sẹo thâm. Thoa đều hỗn hợp trên lên da rồi massage nhẹ nhàng để tinh chất thấm vào da.

Bước 3: thư giãn khoảng 15-20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.

Tần suất thực hiện: 2-3 lần/ tuần

Cách trị sẹo thâm bằng nha đam và sữa chua không đường: đây là công thức tương đối quen thuộc với những ai thường xuyên chăm sóc da bằng nguyên liệu tự nhiên. Sữa chua không đường với hàm lượng lớn acid lactic và các vitamin có tác dụng làm sáng da, mờ thâm, cung cấp độ ẩm, làm mềm da giúp các vết sẹo mờ dần.

Bước 1: lá nha đam gọt sạch phần vỏ màu xanh, xay nhuyễn rồi trộn với một hộp sữa chua không đường.

Bước 2: rửa sạch vùng da có sẹo rồi đắp hỗn hợp lên da, massage nhẹ nhàng.

Bước 3: thư giãn khoảng 15-20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.

Tần suất thực hiện: 2-3 lần/ tuần.

Một số lưu ý khi trị sẹo thâm ở chân bằng nha đam:

Tuy nha đam là một nguyên liệu lành tính nhưng không phải loại da nào cũng dùng được. Để kiểm tra xem da mình có bị kích ứng với nha đam hay không, bạn nên thử ra tay trước, nếu thấy dấu hiệu bất thường thì ngưng sử dụng ngay nhé!

Nha đam là nguyên liệu tự nhiên nên tác dụng tương đối chậm, cộng với việc vùng da ở chân tương đối dày nên hấp thu dưỡng chất lâu. Vì vậy, bạn cần phải kiên trì thực hiện trong khoảng thời gian dài thì mới thấy hiệu quả.

Nha đam nếu không làm cẩn thận có thể gây ngứa và ảnh hưởng đến quá trình lành sẹo. Vì vậy, bạn cần chú ý gọt sạch vỏ, bỏ phần gai và rửa sạch nhựa của nha đam.

Xem thêm: Phương pháp cắt đáy sẹo trong điều trị sẹo rỗ lâu năm

Nước cốt chanh

Nước cốt chanh trị sẹo thâm ở chân
Nước cốt chanh trị sẹo thâm ở chân

Trong chanh tươi có chứa hàm lượng lớn acid citric và vitamin C nên không chỉ có tác dụng làm trắng da, làm mịn da mà còn giúp làm mờ vết thâm, cải thiện tình trạng sẹo trên da. Từ đó mang lại cho bạn một làn da trắng sáng, mịn màng và không còn dấu hiệu của sẹo thâm.

Cách trị sẹo thâm bằng nước cốt chanh nguyên chất:

  • Bước 1: bạn dùng một quả chanh tươi, vắt kiệt nước, gạn bỏ hạt
  • Bước 2: rửa sạch vùng da bị sẹo. Dùng tăm bông hoặc bông tẩy trang thấm nước cốt chanh rồi thoa lên da.
  • Bước 3: thư giãn khoảng 10-15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch

Tần suất thực hiện: 2-3 lần/ tuần

Cách trị sẹo thâm bằng nước cốt chanh và mật ong: với đặc tính kháng khuẩn và khả năng chống oxy hóa cao, mật ong giúp bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho những vùng da bị tổn thương và quá trình liền sẹo, khiến làn da hồi phục một cách tối ưu nhất. Sự kết hợp giữa chanh và mật ong sẽ giúp làn da trở nên sáng mịn, đều màu và không còn tình trạng sẹo thâm.

  • Bước 1: trộn nước cốt chanh với mật ong theo tỷ lệ 1:2 ( nên dùng mật ong nguyên chất, không bị pha trộn hoặc lẫn tạp)
  • Bước 2: vệ sinh vùng da có sẹo thâm. Thoa đều hỗn hợp lên da kết hợp với massage nhẹ nhàng
  • Bước 3: thư giãn khoảng 10-15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch

Tần suất thực hiện: 2-3 lần/ tuần

Cách trị sẹo thâm bằng nước cốt chanh và lòng trắng trứng: bên trong lòng trắng trứng có chứa lượng lớn collagen giúp cải thiện cấu trúc tế bào, tăng tốc độ hồi phục da, làm mờ sẹo thâm. Bên cạnh đó, các khoáng chất giúp làm da trở nên mịn màng, trắng hồng. Khi kết hợp cùng nước cốt chanh sẽ tạo nên một công thức tuyệt vời trị sẹo thâm một cách hiệu quả.

Bước 1: dùng một quả chanh tươi để lấy nước cốt chanh rồi trộn cùng lòng trắng trứng gà.

Bước 2: rửa sạch vùng da có sẹo thâm. Thoa đều hỗn hợp lên da rồi massage nhẹ nhàng.

Bước 3: thư giãn khoảng 15-20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.

Tần suất thực hiện: 2-3 lần/tuần.

Một số lưu ý khi trị sẹo thâm bằng nước cốt chanh:

Vì chanh có tính acid cao, dễ bào mòn da, làm mất lớp dầu tự nhiên nên bạn không nên lạm dụng cách trị sẹo thâm bằng nước cốt chanh. Tốt nhất là thực hiện 2-3 lần/ tuần để da được nghỉ ngơi và hấp thu tinh chất tốt nhất

Thành phần acid của nước cốt chanh dễ gây kích ứng với những làn da mỏng, nhạy cảm. Vì vậy, bạn chỉ nên dùng với lượng vừa đủ hoặc có thể pha loãng với nước để giảm bớt tính acid.

Trong quá trình trị sẹo, da của bạn có thể trở nên nhạy cảm và yếu hơn nên cần chú ý bảo vệ da khi ra ngoài, thoa kem chống nắng, che chắn cẩn thận, hạn chế việc da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Chỉ dùng nước cốt chanh cho những vùng da đã liền sẹo, không thoa lên các vết thương hở hoặc sẹo chưa liền hoàn toàn.

Trị sẹo thâm ở chân bằng mật ong

Trị sẹo thâm ở chân bằng mật ong
Trị sẹo thâm ở chân bằng mật ong

Mật ong được sử dụng rất nhiều trong các công thức chăm sóc da, làm mờ sẹo thâm. Sở dĩ mật ong được ưa chuộng trong lĩnh vực làm đẹp là vì nó mang lại rất nhiều công dụng tuyệt vời như kháng khuẩn, làm lành vết thương, loại bỏ tế bào chết ở vùng da có sẹo thâm, kích thích tái tạo tế bào da, cung cấp độ ẩm, làm mờ vết thâm giúp da mềm mịn, trắng sáng.

Cách trị sẹo thâm bằng mật ong nguyên chất:

Bước 1: trộn mật ong với nước ấm theo tỉ lệ 3:1.

Bước 2: rửa sạch vùng da có sẹo thâm bằng nước ấm. Dùng bông tẩy trang thấm mật ong rồi thoa lên vùng da sẹo.

Bước 3: massage nhẹ nhàng và thư giãn khoảng 15-20 phút. Sau đó rửa lại bằng nước sạch.

Tần suất thực hiện: 3-4 lần/tuần.

Cách trị sẹo thâm bằng mật ong và bột yến mạch: bột yến mạch được sử dụng rất phổ biến trong chăm sóc da. Với thành phần là chất xơ, beta glucan, vitamin, khoáng chất, các chất chống oxy hóa. Bột yến mạch giúp làn da trở nên mịn màng, trắng sáng, loại bỏ tình trạng sẹo thâm, làm mềm da, tăng độ đàn hồi cho da. Kết hợp cùng mật ong sẽ làm quá trình trị sẹo hiệu quả hơn bội lần.

Bước 1: trộn mật ong với bột yến mạch theo tỷ lệ 1:1 tạo thành hỗn hợp sánh mịn.

Bước 2: làm sạch vùng da có sẹo thâm. Thoa đều hỗn hợp lên da rồi massage nhẹ nhàng.

Bước 3: thư giãn khoảng 15-20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch ( không để quá lâu vì yến mạch có thể làm khô da).

Tần suất thực hiện: 2-3 lần/tuần.

Cách trị sẹo thâm bằng mật ong và lá ngải cứu: đây có thể là công thức xa lạ đối với nhiều người nhưng lại mang tới hiệu quả cao. Lá ngải cứu có đặc tính là kháng khuẩn, kháng viêm, giúp ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân gây hại vào vết sẹo gây nên tình trạng thâm sạm hoặc viêm nhiễm. Vì vậy, nó rất thích hợp để kết hợp cùng mật ong.

Bước 1: dùng một nắm lá ngải cứu (không quá non hoặc già), rửa sạch, xay nhuyễn rồi trộn với lượng vừa đủ mật ong.

Bước 2: làm sạch vùng da có sẹo thâm, thoa đều hỗn hợp lên da.

Bước 3: thư giãn khoảng 15-20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.

Tần suất thực hiện: 2-3 lần/tuần.

Một số lưu ý khi trị sẹo thâm bằng mật ong:

Khi mua mật ong cần tìm mua ở nơi uy tín, tránh mật ong bị lẫn tạp chất hoặc lọc ong sẽ gây kích ứng cho da, quá trình trị sẹo cũng không có hiệu quả.

Sử dụng mật ong để trị sẹo khi đang trong giai đoạn ăn da non sẽ đạt hiệu quả tốt nhất.

Trong quá trình trị sẹo, da bạn có thể trở nên nhạy cảm nên cần chú ý bảo vệ, che chắn khi ra ngoài.

Vì mật ong phát huy tác dụng chậm nên cần kiên trì thực hiện mới thấy được kết quả.

Trị sẹo thâm ở chân bằng rau má

Trị sẹo thâm ở chân bằng rau má
Trị sẹo thâm ở chân bằng rau má

Từ xa xưa, rau má đã được sử dụng phổ biến với nhiều công dụng khác nhau như cầm máu, trị sẹo, làm đẹp da,…

Trong rau má có chứa thành phần triterpenoids có tác dụng thúc đẩy sự tuần hoàn của máu dưới da, kích thích quá trình cung cấp dưỡng chất cho các tế bào mới, từ đó giúp làm mờ sẹo thâm. Các vitamin và khoáng chất như magie, canxi, kẽm,… giúp làm sáng da, cung cấp độ ẩm, tăng sức đề kháng giúp da khỏe mạnh. Các chất chống oxy hóa kích thích quá trình tái tạo da, làm mờ vết thâm.

Vì vậy, rau má giúp làn da trở nên mịn màng, đều màu hơn và không còn những vết sẹo thâm.

Cách trị sẹo thâm bằng rau má tươi:

Bước 1: chuẩn bị 1 nắm rau má tươi, rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng khoảng 30 phút rồi để ráo nước.

Bước 2: xay nhuyễn hoặc giã nát rau má, lọc lấy nước và bỏ phần bã.

Bước 3: rửa sạch vùng da có sẹo thâm. Dùng bông tẩy trang thấm nước rau má rồi thoa lên da.

Bước 4: massage nhẹ nhàng rồi thư giãn khoảng 15-20 phút.

Bước 5: rửa lại bằng nước sạch.

Tần suất thực hiện: 3-4 lần/ tuần.

Cách trị sẹo thâm bằng rau má và gừng: gừng có chứa khoảng 40 hợp chất chống oxy hóa nên mang lại rất nhiều lợi ích cho làn da: thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu dưới da, ngăn ngừa tình trạng lão hóa, cải thiện độ đàn hồi, làm mờ vết thâm, làm mịn da, cân bằng sắc tố melanin giúp da đều màu. Vì vậy, khi kết hợp cùng rau má sẽ tăng hiệu quả của việc trị sẹo lên gấp nhiều lần.

Bước 1: gừng rửa sạch, cạo vỏ và thái lát, rau má rửa sạch, ngâm nước muối loãng. Cho gừng và rau má vào máy xay rồi xay nhuyễn.

Bước 2: rửa sạch vùng da có sẹo thâm, đắp hỗn hợp trên lên da rồi massage nhẹ nhàng.

Bước 3: thư giãn khoảng 15-20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.

Tần suất thực hiện: 2-3 lần/ tuần.

Cách trị sẹo thâm bằng rau má và sữa chua không đường: sữa chua không còn là nguyên liệu quá xa lạ trong lĩnh vực làm đẹp. Nó không chỉ giúp cải thiện tình trạng sẹo thâm mà còn làm mềm và trắng da, cung cấp độ ẩm cho da.

Bước 1: rau má rửa sạch, ngâm nước muối rồi xay nhuyễn. Sau đó trộn với 1 hộp sữa chua không đường ( không nên dùng sữa chua có đường vì thành phần đường có thể ngăn cản sự hấp thu dưỡng chất của da).

Bước 2: làm sạch vùng da có sẹo thâm rồi thoa đều hỗn hợp lên da.

Bước 3: massage nhẹ nhàng, thư giãn khoảng 15-20 phút.

Bước 4: rửa lại vùng da đó bằng nước sạch.

Tần suất thực hiện: 2-3 lần/ tuần.

Một số lưu ý khi trị sẹo thâm bằng rau má:

Ngoài việc áp dụng các phương pháp đắp lên da, bạn có thể kết hợp với việc uống nước rau má hằng ngày, vừa tốt cho sức khỏe vừa tăng hiệu quả trị sẹo

Rau má cần chọn những lá tươi, không quá già, đặc biệt là phải đảm bảo về chất lượng, không chứa thuốc hay hóa chất. Nếu có thời gian thì bạn nên tự trồng để đảm bảo vệ sinh cũng như tiện lợi khi dùng.

Hành tây đỏ trị sẹo thâm

Hành tây đỏ trị sẹo thâm
Hành tây đỏ trị sẹo thâm

Hành tây đỏ không chỉ được nhắc đến là một loại nguyên liệu nấu ăn mà còn được dùng để trị sẹo thâm rất hiệu quả. Trong hành tây đỏ có chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa (Quexitin) giúp đẩy lùi quá trình lão hóa, làm mờ vết thâm, tăng độ đàn hồi cho da. Ngoài ra, các thành phần như vitamin, khoáng chất có tác dụng kháng viêm, loại bỏ tế bào chết vùng da có sẹo thâm, cung cấp dưỡng chất đẩy nhanh quá trình hồi phục da,… Nhờ vậy, làn da nhanh chóng được tái tạo, trở nên trắng sáng, mịn màng và không còn sẹo thâm.

Cách trị sẹo thâm bằng hành tây đỏ nguyên chất: đây là cách đơn giản và dễ thực hiện nhất, không cần pha trộn nhiều loại nguyên liệu.

Bước 1: chuẩn bị 1 củ hành tây, rửa sạch và thái lát.

Bước 2: rửa sạch vùng da có sẹo thâm. Đắp trực tiếp các lát hành tây lên vùng sẹo rồi chà nhẹ nhàng.

Bước 3: thư giãn khoảng 15-20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.

Tần suất thực hiện: 2-3 lần/tuần.

Cách trị sẹo thâm bằng hành tây đỏ và dầu dừa: dầu dừa không còn là nguyên liệu xa lạ trong lĩnh vực chăm sóc da. Trong dầu dừa có chứa vitamin, acid lauric, acid capric,… có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, làm mờ vết thâm, đẩy lùi quá trình lão hóa, cung cấp độ ẩm cho da, kích thích sản sinh Collagen đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương,… Vì vậy, dầu dừa kết hợp với hành tây sẽ làm tăng hiệu quả trong việc trị sẹo thâm.

Bước 1: chuẩn bị một củ hành tây tươi, rửa sạch, thái lát rồi xay nhuyễn.

Bước 2: trộn hành tây vừa xay với 3 thìa dầu dừa nguyên chất rồi cho vào một lọ thủy tinh khô và có nắp đậy để ngâm.

Bước 3: bảo quản ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Ngâm khoảng 2 tuần là có thể dùng.

Bước 4: rửa sạch vùng da có sẹo thâm, thoa đều hỗn hợp lên da rồi massage nhẹ nhàng khoảng 2-3 phút.

Bước 5: thư giãn khoảng 15-20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.

Tần suất thực hiện: 2-3 lần/tuần.

Cách trị sẹo thâm bằng hành tây đỏ và mật ong:

Bước 1: lấy một củ hành tây đỏ, bóc vỏ, rửa sạch rồi xay nhuyễn. Sau đó trộn đều với 2 thìa mật ong nguyên chất.

Bước 2: rửa sạch vùng da có sẹo thâm. Thoa đều hỗn hợp lên da rồi massage nhẹ nhàng khoảng 2-3 phút.

Bước 3: thư giãn khoảng 15-20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.

Tần suất thực hiện: 2-3 lần/ tuần.

Một số lưu ý khi trị sẹo thâm bằng hành tây đỏ:

Hành tây đỏ rất dễ gây kích ứng cho làn da mỏng, nhạy cảm. Vì vậy, bạn cần kiểm tra ra tay trước khi thoa hỗn hợp lên vùng da sẹo.

Chỉ áp dụng các phương pháp trên cho vùng da đã liền sẹo, không dùng cho những vết thương hở.

Hành tây có tính nóng nên tránh việc lạm dụng, chỉ nên thực hiện 2-3 lần/ tuần để tránh gây nóng cho da.

Dưỡng da trị thâm sẹo bằng dưa chuột

Dưỡng da trị thâm sẹo bằng dưa chuột
Dưỡng da trị thâm sẹo bằng dưa chuột

Dưa chuột (còn gọi là dưa leo) không chỉ là một loại nguyên liệu để đắp mặt mà còn trị sẹo thâm rất hiệu quả. Trong dưa chuột có chứa các thành phần vitamin A, B1, B2, B6, C, E cùng các khoáng chất thiết yếu như canxi, kali,… Do đó, nó có tác dụng làm mềm da, dưỡng trắng, tăng độ đàn hồi, ngăn chặn quá trình lão hóa da, làm mờ vết thâm, cải thiện tình trạng sẹo trên da. Không những thế, dưa chuột còn chứa nhiều nước nên giúp làm dịu da, giảm tình trạng kích ứng da.

Cách trị sẹo thâm bằng dưa chuột nguyên chất:

Bước 1: bạn chuẩn bị một quả dưa chuột, rửa sạch, có thể thái lát mỏng hoặc xay nhuyễn đều được.

Bước 2: rửa sạch vùng da có sẹo thâm. Đắp dưa chuột vừa chuẩn bị lên da rồi massage nhẹ nhàng khoảng 2-3 phút.

Bước 3: thư giãn khoảng 15-20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.

Tần suất thực hiện: có thể thực hiện hằng ngày để đạt được hiệu quả cao nhất.

Cách trị sẹo thâm bằng dưa chuột và nước cốt chanh: nước cốt chanh mang lại rất nhiều công dụng tuyệt vời cho làn da như làm trắng, cấp ẩm, làm mờ vết thâm, ngăn chặn quá trình lão hóa da… Vì vậy, khi kết hợp cùng dưa chuột sẽ tạo nên một công thức hoàn toàn đánh tan những vết sẹo thâm ở chân.

Bước 1: chuẩn bị một quả dưa chuột tươi, rửa sạch rồi xay nhuyễn. Sau đó lọc bỏ phần bã và lấy phần nước.

Bước 2: dùng một quả chanh vắt lấy nước rồi trộn với nước ép dưa chuột đã chuẩn bị.

Bước 3: rửa sạch vùng da có sẹo thâm. Dùng bông tẩy trang thấm hỗn hợp dưa chuột nước cốt chanh rồi thoa lên da.

Bước 4: massage nhẹ nhàng để dưỡng chất thấm vào da nhanh hơn.

Bước 5: thư giãn khoảng 15-20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.

Tần suất thực hiện: 2-3 lần/ tuần.

Một số lưu ý khi trị sẹo thâm ở chân bằng dưa chuột:

Ngoài việc đắp trực tiếp lên vùng da sẹo, bạn có thể kết hợp với việc uống nước ép dưa leo hằng ngày để tăng thêm hiệu quả cho quá trình trị sẹo.

Việc trị sẹo bằng dưa chuột sẽ phát huy tác dụng tương đối chậm nên bạn cần kiên trì thực hiện trong khoảng thời gian dài mới thấy hiệu quả.

Trong quá trình trị sẹo thâm bằng dưa leo, da có thể sẽ trở nên nhạy cảm hơn. Vì vậy, bạn cần chú ý bảo vệ da cẩn thận, thoa kem chống nắng và che chắn để hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Tinh bột nghệ

Tinh bột nghệ trị sẹo thâm ở chân
Tinh bột nghệ trị sẹo thâm ở chân

Trong tinh bột nghệ có chứa hàm lượng lớn tinh chất Curcumin, chất này vô cùng “nổi tiếng” trong vấn đề trị sẹo thâm. Curcumin có tác dụng phá hủy các sắc tố melanin dư thừa- yếu tố gây nên tình trạng sẹo thâm; đồng thời ức chế sự sản sinh quá mức sắc tố melanin trên da, giúp hạn chế các vết thâm sạm. Ngoài ra, curcumin cũng có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, tẩy tế bào chết, kích thích quá trình sản sinh Collagen và elastin để tái tạo da và đẩy nhanh quá trình liền sẹo. Nhờ đó, tinh bột nghệ sẽ mang lại cho bạn một làn da mịn màng, đều màu và tươi trẻ hơn.

Cách trị sẹo thâm bằng tinh bột nghệ và sữa chua: sữa chua không đường không chỉ có tác dụng dưỡng ẩm, làm sáng da, tăng sự đàn hồi mà còn trị sẹo thâm rất hiệu quả. Vì vậy, khi kết hợp cùng tinh bột nghệ sẽ làm tăng hiệu quả trị sẹo lên gấp nhiều lần.

Bước 1: trộn tinh bột nghệ với sữa chua không đường theo tỷ lệ 1:1 sao cho hỗn hợp tạo thành sánh mịn.

Bước 2: rửa sạch vùng da có sẹo thâm rồi thoa đều hỗn hợp trên lên da.

Bước 3: massage nhẹ nhàng khoảng 2-3 phút. Thư giãn thêm khoảng 10-15 phút.

Bước 4: rửa lại bằng nước sạch.

Tần suất thực hiện: 2-3 lần/ tuần.

Cách trị sẹo thâm bằng tinh bột nghệ và mật ong: mật ong có đặc tính kháng khuẩn rất mạnh, giúp ngăn chặn sự xâm nhập của các loại vi khuẩn vào vết sẹo. Đồng thời giúp bổ sung các dưỡng chất cần thiết để đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương, thúc đẩy tái tạo da tạo sự trắng mịn, săn chắc.

Bước 1: trộn tinh bột nghệ với mật ong nguyên chất theo tỷ lệ 1:2 sao cho hỗn hợp tạo thành sánh mịn

Bước 2: rửa sạch vùng da có sẹo thâm. Thoa đều hỗn hợp lên da rồi massage nhẹ nhàng khoảng 2-3 phút.

Bước 3: thư giãn khoảng 15-20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.

Tần suất thực hiện: 2-3 lần/ tuần.

Cách trị sẹo thâm bằng tinh bột nghệ và sữa tươi: sữa tươi có chứa rất nhiều dưỡng chất như vitamin, khoáng chất có tác dụng làm trắng da, làm mềm và dưỡng ẩm cho da, làm mờ các vết thâm và loại bỏ sẹo rất hiệu quả. Vì vậy, kết hợp tinh bột nghệ với sữa tươi sẽ tạo nên một công thức hoàn hảo để đánh bay các vết sẹo thâm ở chân.

Bước 1: trộn tinh bột nghệ với sữa tươi không đường theo tỷ lệ 1:1 (không nên dùng sữa có đường vì thành phần đường có thể ngăn cản da hấp thu các dưỡng chất)

Bước 2: vệ sinh vùng da có sẹo thâm. Thoa đều hỗn hợp lên da rồi massage nhẹ nhàng khoảng 2-3 phút.

Bước 3: thư giãn khoảng 15-20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch

Tần suất thực hiện: 2-3 lần/tuần

Một số lưu ý khi trị sẹo thâm bằng tinh bột nghệ:

Ngoài việc đắp trực tiếp tinh bột nghệ lên vùng da có sẹo, bạn có thể bổ sung các dưỡng chất qua đường ăn uống như pha tinh bột nghệ với nước, sữa tươi hoặc mật ong để uống hằng ngày.

Nên dùng tinh bột nghệ đỏ vì nó chứa hàm lượng curcumin gấp nhiều lần tinh bột nghệ vàng.

Luôn luôn giữ vệ sinh cho vùng sẹo, thường xuyên tẩy da chết để lỗ chân lông được thông thoáng. Từ đó ngăn cản được các vi khuẩn có hại xâm nhập vào vùng sẹo.

Kiên trì thực hiện trong khoảng thời gian dài mới thấy được hiệu quả do tinh bột nghệ phát huy tác dụng chậm

Dùng dầu oliu

Dùng dầu oliu trị sẹo thâm ở chân
Dùng dầu oliu trị sẹo thâm ở chân

Dầu oliu không chỉ là nguyên liệu được dùng để nấu ăn mà còn được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực chăm sóc da, điển hình là trị sẹo thâm. Dầu oliu có chứa các thành phần là vitamin A, C, E, K cùng các hợp chất chống oxy hóa như oleuropein, squalene,… Vì vậy, oliu có tác dụng ngăn chặn quá trình lão hóa, thúc đẩy tái tạo da, làm mờ sẹo thâm, cung cấp độ ẩm, làm mềm và mịn da, bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại, kích thích sản sinh collagen và elastin đẩy nhanh quá trình liền sẹo và làm mờ vết thâm.

Cách trị sẹo thâm bằng dầu oliu nguyên chất:

Bước 1: làm sạch vùng da có sẹo thâm bằng nước nóng để lỗ chân lông giãn rộng, hấp thu dưỡng chất dễ dàng hơn.

Bước 2: dùng bông tẩy trang thấm dầu oliu rồi thoa đều lên vùng da có sẹo, kết hợp với massage nhẹ nhàng khoảng 2-3 phút.

Bước 3: thư giãn khoảng 15-20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch ( nên dùng nước lạnh để lỗ chân lông se khít lại).

Tần suất thực hiện: nên thực hiện hằng ngày để đạt hiệu quả cao nhất

Cách trị sẹo thâm bằng dầu oliu và sữa tươi: sự kết hợp này sẽ làm tăng hiệu quả trong việc cải thiện cấu trúc da, kích thích sản sinh collagen thúc đẩy sự tái tạo da, làm mềm và mịn da, làm mờ sẹo thâm một cách nhanh chóng.

Bước 1: đun sôi khoảng 100ml sữa tươi không đường rồi thêm 1 thìa dầu oliu, tắt bếp và để nguội

Bước 2: rửa sạch vùng da có sẹo thâm. Dùng bông tẩy trang thấm hỗn hợp dầu oliu- sữa tươi đã chuẩn bị rồi thoa đều lên vùng da đó.

Bước 3: massage nhẹ nhàng, thư giãn khoảng 15-20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.

Tần suất thực hiện: 2-3 lần/tuần

Một số lưu ý khi trị sẹo thâm bằng dầu oliu:

Sau khi thực hiện xong cần rửa kỹ để trôi sạch lớp dầu. Nếu dầu oliu bị đọng lại rất dễ gây bít tắc lỗ chân lông.

Trong quá trình trị sẹo bằng dầu oliu cần bảo vệ da cẩn thận, thoa kem chống nắng và che chắn để hạn chế việc da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Một số lưu ý khi trị sẹo thâm ở chân bằng phương pháp tự nhiên:

Thứ nhất, hầu hết các nguyên liệu tự nhiên đều phát huy công dụng chậm nên bạn cần phải kiên trì thực hiện trong khoảng thời gian dài mới nhận thấy hiệu quả rõ rệt.

Thứ hai, các phương pháp này chỉ áp dụng có các vết sẹo thâm mới liền và ở mức độ nhẹ. Với những vết sẹo lâu năm thì cần phải có sự can thiệp của thuốc hoặc các phương pháp trị sẹo công nghệ cao, các nguyên liệu tự nhiên chỉ đóng vai trò hỗ trợ điều trị.

Thứ ba, trong quá trình trị sẹo, bạn cần có một chế độ sinh hoạt hợp lý, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng hiệu quả cho việc trị sẹo.

Trả lời một số câu hỏi thường gặp

Trẻ em nên dùng cách nào để trị sẹo thâm ở chân?

Ở trẻ em, chức năng bảo vệ và tự làm lành da còn chưa hoàn thiện nên rất dễ gây ra tình trạng sẹo thâm. Nếu không điều trị ngay, các vết sẹo sẽ luôn theo bé kể cả khi trưởng thành, chúng có thể mờ dần nhưng không bao giờ mất đi.

Các phương pháp trị sẹo ở trên đều có nguyên liệu từ thiên nhiên nên rất lành tính, cho thể áp dụng để trị sẹo thâm cho bé.

Đối với trẻ sơ sinh, các mẹ có thể dùng sữa mẹ để trị sẹo thâm. Sữa mẹ có tính kháng viêm nhẹ, đồng thời chứa nhiều dưỡng chất giúp làm mềm da, dưỡng ẩm và làm lành vết thương nhanh chóng. Vì vậy, bạn chỉ cần chấm nhẹ vài giọt sữa lên vùng sẹo thâm của bé thì tình trạng sẹo sẽ được cải thiện đáng kể.

Sẹo thâm ở chân có thể chữa khỏi hoàn toàn không?

Việc trị sẹo thâm ở chân do nhiều yếu tố quyết định như cơ địa từng người, mức độ sẹo, phương pháp điều trị,…

Với những vết sẹo thâm nhỏ và nông như vết côn trùng đốt, trầy xước nhẹ,… nếu điều trị sớm bằng các phương pháp tự nhiên kết hợp với kem bôi hoặc thuốc thì có thể khỏi hoàn toàn, làn da của bạn sẽ được phục hồi như trước.

Còn với những vết sẹo to và nghiêm trọng hơn, hoặc các vết sẹo lâu năm thì những phương pháp này chỉ giúp cải thiện một phần, không thể khỏi hoàn toàn. Nếu bạn muốn điều trị dứt điểm thì cần phải có sự can thiệp của phương pháp trị sẹo công nghệ cao và tiên tiến.

Trên đây là một số phương pháp trị sẹo thâm ở chân từ các nguyên liệu tự nhiên được áp dụng phổ biến nhất và đem lại hiệu quả cao đã được chúng mình đã liệt kê một cách cụ thể. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong việc trị sẹo thâm ở chân bằng phương pháp tự nhiên.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *